(Đời sống) - Nghe tiểu thương bán thịt ngoài chợ Hà Nội và dân buôn măng lâu năm hướng dẫn lại Bộ Y tế cách chọn măng, thịt... an toàn.
[links()]
Theo hướng dẫn của Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), măng an toàn là măng có màu vàng nâu nhạt, xuất hiện màu hổ phách, đường vân tỉ mỉ, bề rộng thịt dày, Khi sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được. Măng còn lưu giữ mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ, không bị mốc. Tuy nhiên, chị Nguyễn Thị Thường (ở Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội), làm nghề buôn măng từ Yên Bái về Hà Nội gần 10 năm nay, cho rằng hướng dẫn trên của Bộ... sai.
"Măng khô "xịn" là măng mỏng, khi ngâm vào nước mới nở ra. Ở đây bảo chọn măng có bề rộng thịt dày nhưng thịt dày là người ta đã ngâm qua lưu huỳnh cho nở.
Nhiều nơi để măng cả củ ép rồi sấy, không phơi, còn ngai ngái rồi ngâm qua lưu huỳnh cho không mốc, dày thịt. Đừng bao giờ chọn măng dày như thế. Măng củ phải thái mỏng ra phơi mới ngon.
Bình thường làm sao bẻ gẫy măng được, chỉ khi vừa mới phơi khô xong, còn giòn thì mới bẻ được. Cũng giống như quần áo phơi nắng xong vừa mang xuống có cảm giác khô giòn, nhưng sau 2 tiếng thì "ỉu", chị Thường nói.
Ngoài ra, chị Thường cũng gợi ý nên chọn măng màu nâu nhạt hoặc đen như được gác bếp.
Nghe chị Nguyễn Thị Thường hướng dẫn cách chọn măng sạch:
Trong khi đó, một số tiểu thương bán thịt lợn ở chợ Triều Khúc (Thanh Xuân, Hà Nội) lại cho biết họ không hiểu hướng dẫn chọn thịt lợn tươi an toàn của Bộ Y tế. Theo họ, phần lớn các bà nội trợ chọn theo kinh nghiệm: "Dân bây giờ đi mua khôn lắm. Cứ miếng thịt khô ngon là người ta mua, còn cứ nhớt, nhợt nhạt thế này thì không ai người ta mua".
Ngoài ra, có tiểu thương cho rằng nếu cứ chọn thịt lợn rắn chắc, đàn hồi cao như hướng dẫn của Bộ chung chung quá: "Con lợn 70 cân làm sao thịt rắn, chắc còn con lợn tạ 2 được, cũng giống như đứa lên 10 làm sao rắn thịt bằng đứa 15 được", một tiểu thương nói.
tại đây.
Ảnh: Đi chợ về tay không với hướng dẫn của Bộ Y tế |
- Viên Tuyền - Phương Linh