Mấy ngày gần đây các trang quân sự của Nga đều đưa tin nước này liên tục gia tăng các dự án chế tạo tàu chiến cỡ nhỏ không chỉ để sử dụng mà còn để xuất khẩu. Trong đó có nhiều loại tàu chiến khá phù hợp với Hải quân Việt Nam.
Hiện nay, Nga liên tục gia tăng các dự án chế tạo tàu chiến cỡ nhỏ không chỉ để sử dụng mà còn để xuất khẩu. Tất cả các phiên bản xuất khẩu của Nga đều có tính mở, cho phép khách hàng được tùy chọn gói thiết bị và vũ khí phù hợp với kết cấu cơ bản của tàu. Từ trước đến nay, các loại tàu chiến Nga chiếm thị phần không lớn, khách hàng chủ yếu là các nước XHCN trước đây và bạn hàng cũ như: Algieria, Iran, Iraq, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… |
Do điều kiện ngân sách eo hẹp, Nga ít phát triển các loại tàu chiến hạng nặng mà tập trung chế tạo các tàu hạng trung và hạng nhẹ có lượng giãn nước từ 500 – 2000 tấn, với các loại hỏa lực rất mạnh. Vô hình trung, điều này cũng phù hợp với rất nhiều nước có ngân sách quốc phòng eo hẹp như Việt Nam, hoặc cần phát triển gấp lực lượng tàu chiến trong thời gian ngắn. Hiện nay, điểm nóng bùng nổ xung đột trên biển chủ yếu tập trung ở khu vực biển Đông, rõ ràng là người Nga đã bộc lộ ý định chuyển hướng sang Đông Nam Á trong định hướng xuất khẩu vũ khí của mình. |
Thời gian qua, liên tiếp Mỹ, Anh, Pháp… đã bán các tàu đã qua sử dụng cho Philippines, Indonesia, Singapore, thậm chí Đài Loan - vốn có nền công nghiệp đóng tàu hàng đầu châu Á cũng theo xu hướng này. Gần đây, Italia cũng bắt đầu để mắt đến thị trường vũ khí giá rẻ với hàng loạt hiệp định hợp tác quân sự song phương với Algieria (khách hàng cũ của Nga) và các nước Đông Nam Á là: Singapore, Philippines và sắp tới là Việt Nam… |
Tuy chậm chân hơn các nước khác nhưng Nga vẫn đang nắm giữ nhiều lợi thế lớn là họ có rất nhiều loại tàu cỡ nhỏ nhưng vũ khí hiện đại, giá rẻ, sản xuất nhanh, kèm theo các điều kiện hấp dẫn về tự chọn các loại vũ khí. Với thực lực của các nhà máy đóng tàu lớn của Nga như nhà máy đóng tàu Almaz - St Petersburg hoặc Vostochnaya Verf - Vladivostok…, 1 năm họ có thể sản xuất được gần chục tàu chiến dạng này, hơn nữa với điều khoản chuyển giao dây chuyền công nghệ, các nước Đông Nam Á hoàn toàn có khả năng tự gia tăng số lượng tàu của mình. |
Việc Nga đẩy mạnh xuất khẩu các loại tàu chiến cỡ nhỏ là một chiến lược đúng đắn, không chỉ có lợi cho ngành công nghiệp đóng tàu Nga mà còn là thời cơ bằng vàng để các nước Đông Nam Á hiện đại hóa lực lượng hải quân của mình |
Về phần Việt Nam, những loại tàu này đều rất phù hợp với phương châm “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” và phương thức tác chiến linh hoạt, cơ động của hải quân Việt Nam, nó có thể trang bị cho các lực lượng hải quân, cảnh sát biển và các lực lượng chấp pháp biển của Việt Nam trong tương lai. |
Các loại tàu chiến nhỏ và trung bình mới của Nga phù hợp với Hải quân Việt Nam trong tương lai |
Tàu đổ bộ tấn công Serna lớp 11770 |
Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 20380 (phiên bản xuất khẩu là 20382). |
Các dự án đóng tàu trên Nga phát triển một loạt tàu chiến cỡ nhỏ rất phù hợp với các nước nghèo như Việt Nam, trong số đó nổi bật là tàu đổ bộ tấn công nhanh lớp 11770 “Serna”, 2 phiên bản tiếp theo của 21630 Buyan và tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 20380 (phiên bản xuất khẩu là 20382). |
Nếu có trong tay các loại tàu chiến này, Hải quân Việt Nam sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết ( Theo Ria, Mạng thông tin Hải quân Nga, An ninh Thủ đô) |