Báo Anh mổ xẻ nạn phong bì tại bệnh viện Việt Nam

09:33, Thứ sáu 12/07/2013

( PHUNUTODAY ) - Tình trạng bệnh nhân, và người nhà của họ đưa phong bì cho y bác sĩ đã trở thành một thông lệ ở Việt Nam. Nhiều người cho rằng đây là một nét văn hóa của người Việt đã có từ xa xưa.

(Đời sống) - Tình trạng bệnh nhân, và người nhà của họ đưa phong bì cho y bác sĩ đã trở thành một thông lệ ở Việt Nam. Nhiều người cho rằng đây là một nét văn hóa của người Việt đã có từ xa xưa.
a1.jpg
a1.jpg
BBC dẫn lời một người phụ nữ giấu tên kể lại, một bác sĩ ở tuyến huyện đã từ chối phong bì với 50 ngàn đồng của gia đình chị khi chị xin giấy giới thiệu chuyển lên bệnh viện tỉnh, nhưng khi 50 ngàn đồng nữa được bỏ thêm vào phong bì, vị bác sĩ này lặng lẽ cầm và viết giấy giới thiệu cho con trai chị lên tuyến trên theo chế độ bảo hiểm.
 
"Tất cả bệnh nhân khác nói rằng họ đều phải đưa phong bì để cảm ơn bác sĩ và y tá cho cho việc điều trị, và đó gần như đã là thông lệ" - người phụ nữ này nói.
 
Chị cũng cho biết thêm, khi lên tuyến tỉnh, tuy không bác sĩ hay y tá nào đòi hỏi phong bì nhưng các bệnh nhân bảo nhau trường hợp mổ của cháu thì phải đưa phong bì để cảm ơn y bác sĩ ca mổ. Theo lời chỉ bảo của những bệnh nhân vào viện trước, chị đã đưa phong bì với mức 500 ngàn đồng (tương đương với hai tháng tiền lương của chị) cho bác sĩ vào chiều hôm trước ngày con trai chị được mổ.
 
Trường hợp của chị không phải duy nhất. Bà Phin, một người đã về hưu với mức lương 3 triệu một tháng kể lại rằng bà cũng đã từng đưa phong bì 200,000 đồng sau khi điều trị mắt ở bệnh viện. Bà cho biết đây là mức thấp nhất để cảm ơn bác sĩ.
 
Bà Luyến, một giáo viên nghỉ hưu sống tại  thị trấn nhỏ cách Hà Nội 35 km cho biết: đây là món tiền bắt buộc để đảm bảo cho việc điều trị có hiệu quả. 
 
"Không phải tất cả các bác sĩ đều đòi hỏi phải có phong bì, nhưng đưa phong bì là điều cần thiết khi bạn đến bệnh viện, đó là một nét văn hóa của người Việt" - bà Luyến nói.
 
Ở Việt Nam, việc điều trị hầu hết được chi trả bởi ngân sách nhà nước thông qua hệ thống bảo hiểm tự do dành cho công chức và trẻ em, hoặc  được trả bởi các cá nhân hoặc những người sử dụng lao động.
 
Nhưng số lượng người điều trị được thanh toán bằng bảo hiểm y tế thì đông và các bệnh viện công thì chật kín. Trong khi đó, tiền lương trả cho những người trong ngành y tế  vẫn còn thấp.
 
Một nghiên cứu cho thấy số người sử dụng phong bì trong dịch vụ y tế tăng gấp đôi trong vòng ba năm  từ 13% (năm 2007)  lên đến 29% (năm 2010)
 
Năm 2012, kết quả cuộc khảo sát được công bố bởi Ngân hàng Thế giới và thanh tra chính phủ của Việt Nam (được thực hiện bởi Cục Chống tham nhũng) cho thấy 76% những người đút phong bì là tự nguyện và 21% là do được gợi ý.
 
Để giảm thiểu tình trạng này, tháng 10/2011 năm bệnh viện lớn ở Hà nội đã phát động chiến dịch " nói không với phong bì " nhằm nâng cao y đức của đội ngũ y bác sĩ.
 
Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng ( RTCCD ) cũng tiến hành cuộc vận động tương tự nhằm thay đổi nhận thức về vấn đề đưa phong bì. Đồng thời cũng thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng để nâng cao nhận thức của bệnh nhân về quyền lợi của họ cũng như nhiệm vụ của bác sĩ.   
 
Theo ông Nguyễn Hữu Ngọc, một học giả ở Hà Nội cho biết, nguồn gốc của vấn đề nằm ở khái niệm quà tặng theo quan niệm truyền thống.
 
Với ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn, quà cáp có giá trị về mặt tinh thần nhiều hơn những giá trị vật chất. Nhưng qua năm tháng, dần dần nó thiên về những giá trị vật chất, giá trị tinh thần ngày càng ít đi. Và bây giờ, trong nền kinh tế thị trường, nó đã trở thành một công cụ giao dịch.
 
"Chúng ta biết quà là một bộ phận quan trọng của văn hoá. Nhưng chúng ta cũng biết là văn hoá không phải bất biến mà nó luôn không ngừng biến đổi. Nhiều quốc gia ở Đông Á, như là Singapore, Nam Triều Tiên và Nhật Bản, vẫn tồn tại tình trạng tham nhũng, mặc dù các quốc gia này đã tìm ra những biện pháp hiệu quả để kiềm chế nạn tham nhũng.  
 
Đối với nhiều người, ranh giới giữa quà cáp và hối lộ đã bị làm mờ đi -  nhiều người bám vào luận điệu đó để làm " cái cớ cho việc đưa phong bì ", Trần Thu Hà, phó giám đốc của RTCCD nói.  
 
"Quà" có thể được trao ở nơi công cộng hay bất cứ nơi đâu, nó thể hiện tình cảm biết ơn, trong khi "quà hối lộ" thường được trao rất nhanh chóng và cả người hối lộ và người nhận đều lo sợ bị người khác phát hiện" - bà Hà nói.  
 
"Việc thay đổi nhận thức của người dân là một trong những khó khăn lớn mà Việt Nam phải đang đối mặt với và đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian." - Ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng, Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho biết.
 
Đã có nhiều cuộc tranh luận sôi nổi về biện pháp để hạn chế việc hối lộ trong dịch vụ y tế.  Một đề nghị được đưa ra là cần tăng mức lương của nhân viên y tế để họ dừng việc nhận phong bì.  
 
Nhưng chỉ như vậy thôi là chưa đủ, phó giáo sư, giám đốc Viện Quốc gia của Bệnh tiểu đường và rối loạn tiêu hóa, Tạ Văn Bình cho rằng Chính phủ cần có luật rõ ràng và đưa ra những hình phạt thích đáng cho những nhân viên y tế vi phạm quy định này.
 
Việc làm này cần được thực hiện cùng với việc giúp người dân hiểu rằng họ không cần đưa phong bì và chính bản thân họ có thể phá vỡ quy định này nếu họ làm điều đó.
 
Thậm chí, ông Nguyễn Hữu Ngọc còn cho rằng nên có biện pháp xử phạt đối với những bệnh nhân có hành vi đưa phong bì để giúp họ loại bỏ hoàn toàn hành vi hối lộ này.
 
Nhưng điều này cần có sự hợp tác từ nhiều phía: bệnh nhân, đội ngũ y bác sĩ và chính quyền, và nó vẫn là một thử thách lớn.
 
“Thay đổi nhận thức của người dân phải có một lộ trình, một quá trình tác động dần, chứ không thể thay đổi trong một chốc một lát được,” ông Ngô Mạnh Hùng nói.
  • Thương Trần (Theo BBC)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Tin nên đọc