Bắt đầu từ 3/12: Người dân đóng BHYT sẽ được hưởng thêm 5 quyền lợi, cao chưa từng có

( PHUNUTODAY ) - Nghị định 75/2023/NĐ-CP có nhiều điểm mới theo hướng tăng quyền lợi cho người tham gia BHYT

 Thêm 5 quyền cho người dân tham gia BHYT từ 3/12?

So với Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, Nghị định số 75/2023/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung 10 nội dung, 3 biểu mẫu và bãi bỏ 4 khoản, trong đó có một số điểm mới đáng chú ý sau:

Một là, bổ sung 2 nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng BHYT, gồm: Người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng (ATK) vào nhóm được ngân sách nhà nước đóng; Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã mới thoát khỏi vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào nhóm được ngân sách nhà nước đóng BHYT (hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng trong thời gian 36 tháng kể từ ngày 01/11/2023).

quyen-loi-BHYT1

BHXH Việt Nam nhấn mạnh, việc Nghị định số 75 bổ sung đưa nhóm đối tượng người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã mới thoát khỏi vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân, đặc biệt là nhóm yếu thế có cơ hội được tham gia và thụ hưởng chính sách BHYT, qua đó góp phần duy trì, phát triển diện bao phủ BHYT. Ngoài ra, quy định ngân sách nhà nước tiếp tục hỗ trợ thêm một thời gian sau khi thoát nghèo để người dân có thể tích lũy và đủ điều kiện kinh tế tham gia BHYT thể hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội, thoát nghèo bền vững của Chính phủ.

Hai là, bổ sung, nâng mức hưởng khám chữa bệnh BHYT: Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc: Nâng mức hưởng từ 80% lên 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT; Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình: Nâng mức hưởng từ 80% lên 95% chi phí khám chữa bệnh BHYT. Vợ hoặc chồng liệt sĩ tái giá nhưng đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (mã TG): có mức hưởng 95% chi phí khám chữa bệnh BHYT.

Ba là, quy định về thủ tục khám chữa bệnh BHYT: Cho phép xuất trình căn cước công dân (CCCD) thay thế cho thẻ BHYT có ảnh; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác hoặc giấy tờ đã được định danh điện tử mức độ 2 trên VNeID khi đi KCB. Quy định thời hạn của Giấy hẹn khám lại: Trường hợp quá thời gian hẹn khám lại, trong thời gian 10 ngày kể từ ngày được hẹn khám lại, người bệnh liên hệ nhân viên y tế để đăng ký lịch khám phù hợp hoặc tự đến khám lại.

Bốn là, thay đổi cơ chế thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT giữa cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan BHXH: Nghị định số 75 bãi bỏ quy định về tổng mức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, thực hiện thanh toán theo phương thức thanh toán theo giá dịch vụ được áp dụng từ 01/01/2019. Đồng thời, quy định, trên cơ sở dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao, BHXH Việt Nam giao dự toán chi khám chữa bệnh BHYT cho BHXH các tỉnh, thành phố, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân (trong phạm vi 90% số dự toán thu BHYT toàn quốc). Sau đó, cơ quan BHXH thực hiện thông báo số dự kiến chi khám chữa bệnh BHYT tới cơ sở khám chữa bệnh; Các cơ sở khám chữa bệnh lập kế hoạch sử dụng kinh phí khám chữa bệnh BHYT trong năm theo số được thông báo. Việc giao số dự kiến chi này không áp dụng làm căn cứ tạm ứng, thanh quyết toán của cơ sở khám chữa bệnh trong trường hợp vượt số dự kiến chi.

Theo quy định mới, các chi phí khám chữa bệnh BHYT trong phạm vi quyền lợi được hưởng và mức hưởng của người tham gia BHYT đã được cơ quan BHXH giám định sẽ thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT. Cơ chế thanh toán theo thực tế các dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế,… sử dụng cho người bệnh và mức giá theo quy định hiện hành. Các quy định này tạo điều kiện cho cơ sở khám chữa bệnh nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động và bảo đảm quyền lợi của người bệnh BHYT, quản lý, sử dụng quỹ BHYT an toàn, đúng quy định.

quyen-loi-BHYT

Năm là, sửa đổi, bổ sung quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện chính sách BHYT. Cụ thể, đối với cơ sở khám chữa bệnh BHYT: Bổ sung quyền được cung cấp thông tin kịp thời khi hệ thống thông tin giám định BHYT phát hiện có gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT cao so với mức chi phí bình quân của cơ sở khám chữa bệnh cùng hạng, cùng tuyến, cùng chuyên khoa để kịp thời rà soát, kiểm tra xác minh, thực hiện giải pháp điều chỉnh phù hợp. Tăng cường trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh trong việc tuân thủ các quy định về mua sắm, đầu thầu, để đảm bảo cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế có chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm.

Nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế được quy định như thế nào ?

Người tham gia BHYT có các nghĩa vụ sau (Điều 37 Luật BHYT):

1.Đóng BHYT đầy đủ, đúng thời hạn.

2.Sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ BHYT.

3.Thực hiện đúng các thủ tục khi đến khám bệnh, chữa bệnh.

4.Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức BHYT (cơ quan BHXH), cơ

sở KCB khi đến khám bệnh, chữa bệnh.

5.Thanh toán chi phí KCB cho cơ sở KCB ngoài phần chi phí do quỹ BHYT chi

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link