Bầu Đức: Trồng cao su từ đất rừng buộc phải chặt cây

15:52, Thứ sáu 17/05/2013

( PHUNUTODAY ) - “Đã trồng cao su từ đất rừng bắt buộc phải khai hoang, chặt cây mới trồng cao su được", ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai nói.

Đời sống) – Trước các cáo buộc của Tổ chức Global Witness (GW) về việc phá rừng trồng cao su tại Lào và Campuchia, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai đã lên tiếng phản bác những cáo buộc này.
[links()]
Trả lời phỏng vấn trên tờ Tuổi trẻ TP. HCM, ông Đoàn Nguyên Đức nói, việc cáo buộc Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) khai thác gỗ là hoàn toàn sai sự thật. Theo quy định tại Lào và Campuchia, gỗ trên đất làm dự án là của nhà nước, HAGL chỉ được phép thuê đất trong 50 năm.

rung-cao-su-cua-Hoang-an-gia-lai-tai-lao-phunutoday.vn
Rừng cao su của Hoàng Anh Gia Lai ở Lào. Ảnh: TNO.

Cụ thể, sau khi ký hợp đồng cho thuê đất, chính phủ thuê một doanh nghiệp nào đó khai thác gỗ trên đất, sau đó tổ chức bán đấu giá số gỗ khai thác. HAGL chỉ nhận đất sạch chứ không đụng vào bất cứ một cây gỗ nào. Và xin nói rõ là dù được phép tham gia đấu giá mua gỗ này nhưng HAGL đã từ chối tham gia.

“Tôi xin khẳng định rõ HAGL không tham gia khai thác gỗ, cũng không mua gỗ tại bất cứ khu đất làm dự án nào”, ông Đức khẳng định.

Ông Đức nói them: “Đã trồng cao su từ đất rừng bắt buộc phải khai hoang, chặt cây mới trồng cao su được. Nhưng những khu vực này là rừng nghèo, dự án mới được duyệt để chúng tôi trồng cao su. Cũng xin nói thêm việc cấp đất làm dự án tại Lào và Campuchia đều thực hiện theo một quy trình cực kỳ chặt chẽ và chỉ cho phép làm dự án ở rừng nghèo”.

Theo số liệu công bố của HAGL, tính tới cuối năm 2012, Tập đoàn này có tổng cộng 51.000ha đất được phân bổ để trông cao su tại Tây Nguyên, Lào và Campuchia. Trong đó, tại Gia Lai là 8.000ha, Đắk Lắk là 3.000ha, Lào là 25.000ha, Campuchia là 15.000ha.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), hiện Tây Nguyên có hơn 2,848 triệu ha rừng, độ che phủ 51,3%. Trong 8 năm (2005-2012), các tỉnh Tây Nguyên mất hơn 205.000 ha rừng tự nhiên. Bình quân mỗi năm, khu vực này mất khoảng 25.700 ha rừng.

rung-bi-chat-pha-tai-tay-nguyen-Phunutoday.vn
Gỗ quý ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn tại Tây Nguyên bị triệt hạ. Ảnh: NLĐ.

Nguyên nhân chính làm diện tích rừng tự nhiên ở Tây Nguyên suy giảm nhanh chóng là do chuyển đổi sang trồng cao su (46,7%); xây dựng thủy điện, thủy lợi, khu công nghiệp (31,3%); khai thác, chặt phá, lấn chiếm  trái phép (6%)...

Theo Quyết định 750/QĐ-TTg năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020, Tây Nguyên chỉ quy hoạch trồng 100.000 ha cao su. Tuy nhiên, theo dự kiến, tới năm 2015 mà các tỉnh khu vực này đã quy hoạch diện tích lên đến 164.000 ha. Điều đáng nói, khoảng 80% diện tích quy hoạch trồng cây cao su là trên đất có rừng tự nhiên mà không chú trọng khai thác quỹ đất trống, đồi trọc. Sở dĩ có chuyện “vượt chỉ tiêu” và quy hoạch trồng cao su trên đất có rừng là do khu vực này mang lại cho đơn vị thuê đất khoản lợi lớn từ gỗ tận thu…

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai:

“HAGL đang thuê một tổ chức độc lập của quốc tế để điều tra tại các khu vực bị cáo buộc để chứng minh rằng công ty không hoạt động phạm luật. Nếu có bất cứ sai phạm nào, chúng tôi sẵn sàng sửa đổi.

Tuy nhiên, tôi tự tin HAGL không làm gì sai cả. Chúng tôi không phá rừng, không mua bán gỗ và các dự án của HAGL đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động bản địa”.
  • PV (Tổng hợp)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc