Bé gái 10 tháng tuổi tử vong chỉ vì cha dùng cách này để dỗ trẻ
Có một bé gái mới hơn 10 tháng tuổi ở Trường Sa (Trung Quốc). Cha của đứa trẻ đã dùng hành động tung đứa trẻ lên cao để khiến cho đứa trẻ vui, nhưng không ngờ rằng đây lại là thảm kịch. Chính vì hành động này, sắc mặt đứa trẻ đột nhiên trắng bệch và cơ thể bắt đầu bị co giật nhẹ.
Lúc đầu, gia đình không để ý quá nhiều, vì cho rằng đứa trẻ có thể do sợ hãi, chỉ cần cho trẻ nghỉ ngơi ít ngày sẽ không vấn đề gì. Nhưng không ai có thể ngờ rằng, sau vài ngày đứa trẻ không những không có dấu hiệu chuyển biến tốt, còn từ co giật nhẹ phát triển nặng đến mức cứ 10 phút co giật 1 lần. Gia đình lúc này mới ý thức được vấn đề rất nghiêm trọng, vội vàng đưa đứa trẻ đến bệnh viện.
Khi đứa trẻ được đưa đến bệnh viện, cô bé đã rơi vào trạng thái hôn mê. Các bác sĩ chẩn đoán đứa trẻ bị “hội chứng rung lắc” gây xuất huyết não và cần phẫu thuật kịp thời. Sau gần 2 tiếng đồng hồ phẫu thuật, các bác sĩ đã nỗ lực hết sức mình, nhưng cuối cùng vẫn không duy trì được cuộc sống của đứa trẻ.
Ông bà, cha mẹ của đứa trẻ đã khóc cạn nước mắt, đặc biệt là cha của đứa bé đã đập đầu mình vào tường hành lang của bệnh viện, vừa khóc vừa kêu gào: “Tất cả là lỗi của tôi, chính tôi đã giết chết con gái mình”.
Chúng ta có thể nhận thấy ở rất nhiều phương diện rằng đây là một người cha tốt, vô cùng thương yêu con mình, anh ta chỉ là nghĩ bản thân có thể làm cho đứa trẻ vui vẻ, hi vọng đứa trẻ của mình trưởng thành một cách hạnh phúc. Tuy nhiên, việc làm của người cha chính là thiếu kinh nghiệm về y tế, cuối cùng cướp đi mạng sống của một đứa trẻ. Một sự trả giá quá đắt cho sự thiếu hiểu biết của người lớn và là nỗi ân hận đi suốt cuộc đời của người làm cha.
Trên lâm sàng phát hiện, “rung lắc” trẻ quá mạnh sẽ dẫn đến xuất huyết não, bại liệt, thậm chí là tử vong, thông qua trường hợp này, các bác sĩ muốn nhắc nhở đến các bậc phụ huynh: Khi đứa trẻ đang khóc, tuyệt đối không được “rung lắc” để dỗ trẻ.
Hội chứng rung lắc xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 3 tuổi. Do yêu quý đứa trẻ, có nhiều cha mẹ thường lắc lư trẻ trên vai của mình, hoặc ôm trẻ và lắc lư xung quanh, thậm chí có những cha mẹ đem con chơi những trò chơi mạo hiểm,… những điều này đều tạo thành tổn thương cho đứa trẻ, cũng là nguyên nhân hàng đầu của hội chứng trẻ bị lắc.
Lời cảnh báo của bác sĩ tới tất cả các bậc phụ huynh
Che mẹ nhất định phải nhớ rằng. trẻ con không giống với người lớn. Tỉ lệ trọng lượng của toàn cơ thể và thể tích của bộ phận não của trẻ đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện, đặc biệt là cơ của bộ phận gáy, xương cổ, đốt sống cổ đều rất yếu, khó có thể chịu đựng được những “cú sốc” đột ngột khi bị rung lắc mạnh. Do đó, khi trẻ bị rung lắc với cường độ mạnh, thường sẽ không có tổn thương bộ phận bên ngoài, mà tổn thương não hoặc dây thần kinh.
Các triệu chứng ban đầu của hội chứng trẻ bị lắc có thể là trẻ sẽ buồn ngủ, chán ăn hoặc là bực bội bất an, tiếp theo xuất hiện co giật hoặc là ý thức không tỉnh táo, nghiêm trọng hơn người bệnh có thể bị hôn mê hoặc tử vong. Trong các trường hợp lâm sàng, đứa trẻ bị hội chứng rung lắc có khi được bảo toàn tính mạng, cũng có đứa trẻ để lại di chứng thần kinh nghiêm trọng.
Để ngăn ngừa hội chứng này, cha mẹ và người thân cần tránh những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột như: rung lắc nôi đối với trẻ nhỏ; không bao giờ bế thốc ngược; không xốc vác trẻ gấp gáp; không tung hứng trẻ khi nô đùa với con; không tát, đánh vào tai, vào đầu, vào mặt trẻ. Những lúc bạn quá vui, quá giận, mất bình tĩnh dễ gây những động tác xốc lắc mạnh tay, vì thế, bạn cần lưu ý kiềm chế. Không nên để người đang tức giận bế ẵm trẻ.
Ngoài ra, nếu con bạn có các triệu chứng sớm của hội chứng trẻ bị lắc, hãy tìm tư vấn y tế. Bởi cô bé 10 tháng tuổi bị tử vong cũng một phần là cha mẹ đã trì hoãn cơ hội điều trị tốt nhất, dẫn đến thảm kịch xảy ra.
Những sai lầm “kinh điển” trong cách chăm con của mẹ Việt
Không nên bế trẻ ngay lập tức khi trẻ khóc
Nhiều mẹ cho rằng, khi trẻ khóc hãy mặc kệ trẻ, nếu bế trẻ lên ngay trẻ sẽ quen hơi và lần sau lại tái diễn. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, mỗi khi khóc là trẻ có nhu cầu được vỗ về và âu yếm. Bế trẻ lên trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu thương của người lớn dành cho mình và sẽ không khóc nữa. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng, những trẻ bị bố mẹ bỏ mặc khi khóc sẽ có điểm IQ thấp hơn các bé khác.
Tiệt trùng kĩ càng núm vú và bình sữa của trẻ
Tiệt trùng bình sữa và núm vù lần đầu tiên khi mẹ mua về là điều cần thiết. Tuy nhiên, những lần sử dụng sau, mẹ chỉ cần rửa bằng nước rửa bình dành cho trẻ em và tráng bằng nước sôi là ổn. Trẻ sơ sinh không cần sống trong môi trường vô trùng và sạch sẽ quá mức. Điều này vô tình sẽ hạn chế sự phát triển của hệ miễn dịch.
Pha sữa với nước cháo loãng để tăng cường chất dinh dưỡng
Sữa pha với nước cháo loãng có thể làm biến chất hay thậm chí gây rối loạn tiêu hóa, từ đó đẫn đến sụt cân ở trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh không nên ăn bất cứ thức ăn dặm nào trước giai đoạn 4-6 tháng, kể cả nước cháo. Trẻ ăn sữa pha với nước cháo thường sẽ khiến hệ tiêu hóa non nớt phải hoạt động vất vả hơn, từ đó dẫn đến đầy bụng, khó tiêu và ngủ không ngon giấc.
Phải cho trẻ sơ sinh uống nước lọc hàng ngày
Sự thật là: Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ, trong sữa mẹ đã bao hàm thành phần nước phù hợp với nhu cầu của trẻ. Sữa mẹ lại là nguồn sữa trong và không hề chứa cặn bột. Trẻ bú mẹ 100% trong 6 tháng đầu không cần bổ sung thêm bất cứ một loại thực phẩm hay nước nào khác.Với trẻ bú sữa công thức, để tránh tưa lưỡi, mẹ có thể cho bé uống tráng miệng 1 thìa cà phê nhỏ nước lọc mỗi lần. Tuy nhiên, không nên cho bé uống quá nhiều nước lọc bởi có thể dẫn đến khả năng ngộ độc nước ở trẻ nhỏ.
Mẹ nên quan sát phân và nước tiểu của trẻ. nếu nước tiểu không màu vàng, phân mềm, không vón cục, khô cứng tức là trẻ nhận được đủ lượng nước cần thiết.