Bé gái 11 tuổi tử vong vì uống trà sữa trân châu - lời cảnh báo cho các bậc cha mẹ

14:55, Thứ tư 15/08/2018

( PHUNUTODAY ) - Tà sữa chân trâu là thực phẩm được rất nhiều người ưa thích tuy nhiên đối với trẻ nhỏ cha mẹ nên đặc biệt lưu ý vì rất có thể chính thức uống ngọt ngào này sẽ lấy đi tính mạng của con bạn

Trào lưu uống trà sữa trân châu vốn được du nhập vào Việt Nam vài năm gần đây và đang trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết, thậm chí không ít bố mẹ còn mua cho con mình uống. Sau rất nhiều lời cảnh báo về tác hại của những cốc trà sữa được bán ở quán, nhiều mẹ đã tự tay làm trà sữa ở nhà cho con. Thế nhưng, hiểm nguy vẫn chưa dừng lại ở đấy, khi còn đó một tai nạn khác có thể lấy đi tính mạng của trẻ (hoặc bất kỳ ai) ngay lập tức: hóc hạt trân châu dẫn đến tử vong.

Câu chuyện do bác sỹ Phan Xuân Trung (hiện đang công tác tại Trung tâm Y khoa Medic, Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ dưới đây sẽ là lời cảnh báo mạnh mẽ cho các mẹ về việc đừng lơ là khi cho con uống trà sữa trân châu:

hoc-hat-tran-chau-1

“Một câu chuyện buồn cần phải nói ra. Một nữ đồng nghiệp của tôi tháng trước bị mất một đứa con gái 11 tuổi. Bé đang khỏe mạnh, tung tăng và chơi cùng mẹ. Mẹ là bác sĩ chuyên khoa 2 về hô hấp. Bé mất đột ngột vì một lý do rất vô lý.

Sự việc xảy ra khi hai mẹ con vui vẻ cùng tự tay làm món trà sữa trân châu. Món ngon cả hai mẹ con cùng thích. Hạt trân châu bằng bột, dẻo dẻo, dai dai, dính dính. Nước trà sữa ngọt ngào, thơm ngon. Chiếc ống hút to bự đưa từng ngụm trà sữa cùng những hạt trân châu vào miệng. Nhai dai dai, dẻo dẻo. Có một hạt kẹt trong ống nên bé hút mạnh và hạt trân châu bay thẳng vào cuống họng của bé làm tắc đường thở! Bé chới với vì nghẹt thở. Bé không thể hít vào hay thở ra.

Mọi phương pháp giải thông đều vô hiệu. Nghiệm pháp Heimlich vô hiệu. Hạt bột dính chứ không trơn như hột me hay hòn bi. Người mẹ không thể làm gì trong cơn hoảng loạn đó. Khi đưa bé đến bệnh viện thì bé không còn cơ hội sống!”.

Sự việc bất ngờ này đã khiến người mẹ vừa đau lòng vừa không dám đối diện với sự thật, thậm chí không dám nhớ, không dám nghĩ rằng tử thần đã mượn tay của mẹ để lấy đi sinh mạng của con. Bởi cái chết của con vô lý đến mức không chấp nhận được. Thế nhưng, ngoài kia vẫn còn rất nhiều những bà mẹ đau khổ một cách bất lực như thế khi đã khiến con mất mạng vì sự lơ là, bất cẩn của mình. Và những câu chuyện này cần được nói ra để ngăn chặn những đau khổ tương tự cho những gia đình khác.

hoc-hat-tran-chau-3

Bác sỹ Phan Xuân Trung cũng gửi lời xin lỗi đến người mẹ khi đã gợi lại nỗi đau mất con của chị, thế nhưng anh cũng tâm tình “sẽ cảm thấy có lỗi nhiều hơn khi không cảnh báo cho mọi người về tai nạn chết người này”.

Bài viết của bác sỹ Phan Xuân Trung rất nhanh chóng đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng. Chỉ sau 14 giờ đăng tải, đã có hơn 6.200 lượt chia sẻ từ trang cá nhân bác sỹ và hàng chục ngàn chia sẻ từ khắp các diễn đàn khác. Mức độ lan rộng chóng mặt này đủ để hiểu lời cảnh tỉnh đã khiến rất nhiều người lớn phải giật mình, chú ý cẩn thận hơn trước tai nạn từ cốc trà sữa trân châu.

Chia sẻ thêm về quan điểm bên lề, bác sỹ Phan Xuân Trung cho biết: “Tôi nghĩ rằng trà sữa trân châu không phải là nguyên nhân gây tai nạn. Thức ăn Việt Nam truyền thống cũng có dạng hột, làm bằng bột dẻo như đậu đỏ bánh lọt, chè trôi nước (xôi nước), rau câu, thạch dừa… Vấn đề là dùng ống hút để hút mạnh sẽ làm lọt thức ăn vào thanh quản. Vì vậy, không chỉ là hạt trân châu, các bố mẹ cũng nên lưu ý đến các loại thức ăn dạng hột/làm bằng bột dẻo như trên. Bởi bất kỳ một chút sơ sểnh nào cũng có thể gây ra tai nạn khó lường”.

Thêm vào đó, vị bác sỹ này cũng nhấn mạnh: “Sự tắc nghẽn đường thở không chỉ do dị vật ngáng đường thở mà còn do phản xạ khép thanh môn, như trường hợp đuối nước, sặc nước, sặc cháo… Trường hợp trà sữa thì nước trà có thể bắn vào phế quản gây phản xạ khép thanh môn. Với người mẹ, dù là bác sĩ đi nữa nhưng khi sự việc xảy ra với người thân sẽ bị mất bình tĩnh và quên cách xử lý tốt nhất. Vậy nên bất kỳ ai cũng cần biết cách sơ cứu nhanh khi bé hóc dị vật để giúp đỡ người khác”.

Trước lời khuyên trẻ có nên uống trà sữa trân châu hay không, bác sỹ Phan Xuân Trung đưa ra khuyến cáo: “Từ trước đến nay, trà sữa trân châu với nguồn nguyên liệu không chuẩn, cách chế biến không đảm bảo vệ sinh đã gây ra những tác hại khôn lường. Vì vậy, nếu bố mẹ cho trẻ uống, cần đảm bảo nguồn nguyên liệu an toàn, sạch sẽ và tốt nhất là nên tự làm ở nhà. Ngoài ra, khi cho trẻ ăn hạt trân châu, cần múc bằng muỗng, thìa thay vì dùng ống hút lớn. Các cửa hàng trà sữa trân châu nên chọn ống hút nhỏ hoặc không dùng ống hút”.

Bổ sung vào khuyến cáo của bác sỹ Phan Xuân Trung, một bác sỹ khác cũng đưa ra lời khuyên: “Khi dùng ống hút, không nên để ống hút thẳng vào miệng, nên để chéo. Để khi hút, thức ăn sẽ không chui thẳng trực tiếp vào thành sau của họng. Cách uống này sẽ an toàn hơn”.

Một lần nữa, câu chuyện trẻ tử vong vì uống ống hút mạnh, gây sặc hạt trân châu lại góp thêm hồi chuông cảnh tỉnh rất lớn đối với các bậc phụ huynh. Rằng với trẻ nhỏ, sự cẩn thận từng giây khi trông chừng, ở bên cạnh trẻ chưa bao giờ là thừa. Bởi luôn có những nguy hiểm chết người rình rập từ những vật dụng tưởng chừng như thân thiện, an toàn mà kể cả người lớn cũng không bao giờ có thể lường hết được.

Bs Vinh khuyến cáo:

- Khi trẻ mắc dị vật đường thở, nếu trẻ vẫn khóc to, ho được, hồng hào, tỉnh táo thì khuyến khích trẻ ho để tống dị vật ra ngoài. Nếu dị vật không được tống ra ngoài, người nhà phải đưa trẻ đến bệnh viện.

- Nếu trẻ ho và khóc yếu, tím tái, khó thở thì ngay lập tức gọi người hỗ trợ và tiến hành làm thủ thuật cấp cứu để tống dị vật ra ngoài. 

Thủ thuật vỗ lưng: Bố mẹ đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay người làm thủ thuật, bàn tay giữ cằm để đầu của trẻ ngửa. Dùng gót bàn tay kia vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai. 

Nếu dị vật vẫn không bật ra ngoài được thì người sơ cứu tiếp tục làm thủ thuật ấn ngực.

Thủ thuật ấn ngực: Lật ngửa trẻ để trẻ đầu thấp và nằm trên đùi người làm thủ thuật, người sơ cứu dùng hai ngón tay ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái cho đến khi di vật được đẩy ra ngoài”.

BS Vinh cũng cho biết, khi trẻ bị dị vật đường thở, người lớn tránh móc dị vật nếu không nhìn thấy rõ vì có thể làm dị vật xâm nhập sâu hơn vào đường thở, khiến trẻ suy hô hấp nặng hơn.

Để phòng tránh trẻ bị dị vật đường thở, các bố mẹ cần phải chú ý:

- Tránh ép trẻ ăn khi trẻ đang khóc, đùa nghịch trong khi ăn.

- Người lớn tránh cho trẻ nhỏ ăn các các hạt cứng như lạc, đậu, hướng dương...; cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại hoa quả có hạt cứng như táo, dưa hấu...; tránh cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật có kích thước nhỏ như viên bi, pin...

- Nếu trẻ ho và khóc yếu, tím tái, khó thở thì ngay lập tức gọi người hỗ trợ và tiến hành làm thủ thuật cấp cứu để tống dị vật ra ngoài. .

Thủ thuật vỗ lưng:Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay người làm thủ thuật, bàn tay giữ cằm để đầu của trẻ ngửa. Dùng gót bàn tay kia vỗ 5 cái thật mạnh vỗ lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai. Nếu di vật vẫn không bật ra ngoài được thì tiếp tục làm thủ thuật ấn ngực.

- Nếu trẻ ho và khóc yếu, tím tái, khó thở thì ngay lập tức gọi người hỗ trợ và tiến hành làm thủ thuật cấp cứu để tống dị vật ra ngoài. .

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc