Bé trai 19 tháng sặc cháo: Bác sĩ chia sẻ cách cứu con thoát khỏi bàn tay tử thần trong tích tắc

10:43, Thứ năm 18/07/2019

( PHUNUTODAY ) - Một bệnh nhân tên Nguyễn Bá Minh K, 19 tháng tuổi bị sặc cháo nguy kịch, rất may bác sĩ đã cấp cứu kịp thời.

Theo chia sẻ của người nhà bệnh nhân Nguyễn Bá Minh K sống tại xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh: Vào buổi trưa bà ngoại đang cho cháu ăn cháo hầm xương, không may cháu bị nghẹn dẫn đến ho sặc sụa, khó thở rít, môi tím...gia đình vội vàng dưa chau tới bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Hà cấp cứu.

Tại đây các bác sĩ tiến hành xét nghiệm cho thấy vật lạ trong khí quản của bé K. Các bác sỹ Khoa Tai - Mũi - Họng đã tiến hành gây mê nội soi, sau đó lấy được mảnh xương hình tam giác khoảng 1,5x1,2x0,2cm ở thanh quản. Sau khi lấy dị vật ra, bệnh nhân K. đã có thể thở đều hơn, không ho nữa. Dự kiến cháu K. sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.

Bác sĩ Trần Xuân Sơn - Phó trưởng Khoa Tai - Mũi - Họng,  bênh viện Đa khoa Hà Tĩnh chia sẻ: Khi trẻ nhỏ bị hóc dị vật đường thở có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh ngay tức khắc. Đặc biệt là dị vật thanh quản vì nó có thể gây cho bệnh nhân tắc thở tức thì và không có cơ hội để kịp đến bệnh viện cấp cứu.

Bé K được cứu khỏe mạnh trở lại

Bé K được cứu khỏe mạnh trở lại

Tuy nhiên trong trừng hợp của bệnh nhân K, thì rất may mắn là do dị vật có kích thước lớn làm cho thanh quản có độ hở nên bệnh nhân còn thở được tuy hơi khó. Còn nếu mà dị vật nhỏ hơn chút thì sẽ làm cho thanh quản co khít lại, khi đó bệnh nhân sẽ tắc thở ngay tức thì và sẽ tử vong ngay ở nhà chứ  đừng nói tới việc cấp cứu.

Cách xử lý khi trẻ bị sặc cháo hoặc bột

Khi em bé bị sặc nặng, có biểu hiện suy hô hấp, tím tái, khóc nghẹn.. . cha mẹ cần làm thông thoáng đường thở bằng cách móc bỏ thức ăn và dị vật trong miệng, hút sạch mũi, đờm dãi sau đó nhanh chóng làm một thủ thuật để tống dị vật trong đường hô hấp ra bằng cách sau:

Khi trẻ hóc dị vật cha mẹ cần xử lý kịp thời

Khi trẻ hóc dị vật cha mẹ cần xử lý kịp thời

Bạn hãy đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay bạn, đầu chúc xuống thấp hơn ngực, lòng bàn tay đỡ lấy cằm trẻ và dùng cườm tay kia vỗ mạnh vào lưng trẻ khu vực nằm giữa 2 xương bả vai khoảng 4-5 lần lên tiếp, tốt nhất là vỗ nhanh khi trẻ thở ra để phối hợp đẩy dị vật ra.

Khi dị vật đã bật ra, trẻ sẽ hồng hào trở lại, khóc to và khi đó, người cấp cứu nên kiểm tra lấy bỏ dị vật đã được tống ra miệng. Đồng thời đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc