Bệnh nhiễm độc thai nghén là gì?

( PHUNUTODAY ) - Bệnh nhiễm độc thai nghén là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm độc thai nghén ra sao? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa về bệnh nhiễm độc thai nghén?

Nhiễm độc thai nghén là một dạng bệnh lý có thể xảy ra trong 14 tuần đầu và 14 tuần cuối của thai kỳ và nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như tiền sản giật, tăng huyết áp động mạch, thai nhi thường sinh non hoặc dễ bị ngạt khi sinh,… Trước những nguy hiểm khôn lường đó, mẹ bầu cần biết được nguyên nhân nhiễm độc thai nghén là gì để từ đó có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất.

Nguyên nhân bà bầu bị nhiễm độc thai nghén

Hiện nay, nguyên nhân của chứng nhiễm độc thai nghén chưa rõ ràng, song theo các bác sĩ, có một số yếu tố dễ dẫn tới hiện tượng này gồm:

Nhiễm độc thai nghén thường xảy ra ở những mẹ bầu trẻ, mẹ bầu mang thai lần đầu.

Thời tiết lạnh, chuyển mùa cũng là một yếu tố góp phần gây bệnh.

107.benh-nhiem-doc-thai-nghen-la-gi-phunutoday.vn
 

Những mẹ bầu phải thường xuyên làm việc mệt mỏi, quá sức cũng rất dễ mắc bệnh.

Dễ xuất hiện khi mẹ ăn các loại thức ăn lạ, thức ăn dễ gây dị ứng.

Mẹ bị mắc các bệnh nội khoa mãn tính như loét dạ dày, viêm thận mãn tính cũng tạo điều kiện cho căn bệnh này xuất hiện.

Đặc điểm của nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén chủ yếu là sự rối loạn co thắt toàn thể các mạch máu dẫn đến sự tăng trở lực của mạch máu ở các cơ quan ngoại biên và các cơ quan nội tạng như gan, thận, tử cung. Sự co thắt các mạch máu gây nên những biến đổi và tổn thương ở tế bào nên dẫn đến việc giảm thể tích máu lưu hành, co thắt động mạch, tăng huyết áp, ảnh hưởng đến nhau thai, gây nên các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, nhau bong non, ngoài ra còn có các biến chứng gây thai chết lưu và có thể nguy hiểm đến tính mạng mẹ bầu.

– Trong 3 tháng đầu mang thai: gọi là hiện tượng bệnh lý sớm, mẹ bầu sẽ có những triệu chứng như nôn ói liên tục không kiểm soát, ăn uống kém, khó thở, chuột rút, mất nước, đau đầu, cơ thể mệt mỏi… nên nhiều mẹ lầm tưởng rằng đây là triệu chứng của hiện tượng ốm nghén thông thường. Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng thì mẹ trở nên sợ sệt, có khi co giật, hôn mê.

– Trong 3 tháng cuối thai kỳ: gọi là nhiễm độc thai nghén giai đoạn cuối hay là hiện tượng bệnh lý muộn. Khi bị nhiễm độc, mẹ bầu có các biểu hiện như tiểu ra protein, phù chân tay và mặt, tăng huyết áp, nhức đầu, nôn và buồn nôn,…

Cẩn thận với hiện tượng phù do nhiễm độc thai nghén

Nhiều thai phụ khi mang thai lần đầu, đến tháng cuối của thai kỳ thấy có hiện tượng hai chân phù to nên rất lo lắng sợ là do bị nhiễm độc thai nghén. Vậy nhiễm độc thai nghén là bệnh lý gì, do nguyên nhân nào gây ra và có nguy hiểm không? Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ bầu  hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nhiễm độc thai nghén là một tình trạng bệnh lý phát sinh ở những người phụ nữ khi mang thai. Biểu hiện của nhiễm độc thai nghén là hiện tượng phù, tăng huyết áp, và trong nước tiểu có albumin... Bệnh hay gặp ở những người mang thai lần đầu tiên, mang đa thai, đa ối, hoặc có tiền sử mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, và viêm cầu thận, người béo, hay bệnh đái tháo đường... và thường xảy ra vào tuần thứ 24 của thai kỳ.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý nhiễm độc thai nghén vẫn chưa được xác định rõ. Có thể nguyên nhân là do cơ thể người phụ nữ khi mang thai không chịu nổi gánh nặng của thai nghén, từ đó gây ra cản trở các hoạt động chức năng dẫn đến biến chứng nhiễm độc thai nghén.

Những dấu hiệu nhận biết phù do nhiễm độc thai nghén

Dấu hiệu đầu tiên của thại phụ bị nhiễm độc thai nghén là phù, nhất là phù trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Trong trường hợp này sản phụ thường bị phù chân, hiện tượng này là một trong những dấu hiệu nhiễm độc nguy hiểm đến sức khỏe của những bà mẹ và trẻ sơ sinh. Nếu ấn ngón tay vào mắt cá chân thai phụ rồi nhấc ra, sẽ thấy xuất hiện những dấu lõm của các ngón tay. Với những trường hợp bị phù nặng còn có thể gây phù toàn thân.

Để phân biệt phù do nhiễm độc thai nghén hay là phù bình thường, thai phụ cần chú ý những điểm sau: Nếu khi đi ngủ gác chân lên cao, sau một đêm liền thấy hiện tượng phù chân biến mất thì đó là hiện tượng phù chân bình thường trong kì cuối của thai kì. Nếu vẫn thực hiện theo cách này nhưng hiện tượng phù vẫn còn, lúc này phải nghĩ ngay đến nhiễm độc thai nghén. Khi đó, thai phụ cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản ngay để xử lý kịp thời.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn