Bệnh vàng da là gì?

( PHUNUTODAY ) - Bệnh vàng da xảy ra ở khá nhiều người, vì vậy bạn cần tìm hiểu để điều trị và phòng tránh tránh bệnh nhé.

Vàng da là bệnh gì?

Vàng da hay còn gọi là “vàng mắt” hoặc “vàng củng mạc mắt”. Đây là tình trạng da và tròng trắng mắt bị xỉn vàng, gây ra bởi lượng bilirulin trong máu quá cao. Bilirubin là một hóa chất có màu vàng trong hemoglobin, các chất vận chuyển oxy trong nằm trong tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu bị vỡ, cơ thể tạo ra các tế bào mới để thay thế chúng. Những tế bào cũ sẽ được xử lý bởi gan. Nếu gan gặp vấn đề và không thể xử lý các tế bào hồng cầu này, bilirubin sẽ tích tụ trong cơ thể và khiến làn da của bạn có màu vàng.

vang-da-1649

Nguyên nhân gây vàng da? 

Các bệnh về túi mật hoặc tụy cũng có thể gây ra vàng da. Các bệnh về máu hiếm khi gây ra tình trạng vàng da.

Các bệnh về gan, mật hay tụy có thể bắt nguồn từ:

Các sỏi nhỏ trong đường mật, được gọi là sỏi mật

Nhiễm khuẩn

Nghiện rượu nặng

Tổn thương gây ra do việc sử dụng thuốc, các chất có nguồn gốc thảo dược hay các thuốc bị cấm sử dụng

Ung thư

Những phương pháp nào dùng để điều trị vàng da?

Việc điều trị phụ thuộc vào độ tuổi của người bệnh:

Đối với người trưởng thành

Bệnh vàng da thường chỉ là triệu chứng của một bệnh khác, nên việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.

Đối với trẻ sơ sinh

Thông thường trẻ sẽ không cần điều trị và bệnh sẽ tự khỏi sau 2 đến 3 tuần.

vd

Nếu các triệu chứng chuyển nặng hoặc không tự khỏi, trẻ sẽ cần được điều trị bằng các phương pháp sau:

Phương pháp quang trị liệu

Đây là phương pháp chữa trị tốt nhất. Trẻ sẽ nằm ở trần dưới ánh đèn huỳnh quang và được chụp mắt để bảo vệ mắt trong suốt quá trình điều trị. Ánh sáng sẽ giúp làm giảm lượng bilirubin dư thừa.

Phương pháp Immunoglobulin truyền tĩnh mạch

Phương pháp này được sử dụng nếu bệnh vàng da gây ra do nhóm máu của mẹ và bé khác nhau. Ở trường hợp này, máu của bé sẽ mang theo các kháng thể của mẹ. Các kháng thể này sẽ góp phần phá vỡ các tế bào máu. Immunoglobulin là một protein trong máu có thể hạn chế các kháng thể này, do đó tiêm immunoglobulin vào cơ thể sẽ giúp làm giảm tình trạng vàng da của bé.

Phương pháp truyền trả máu

Nếu các phương pháp khác không có hiệu quả, bé có thể phải cần tiến hành phương pháp truyền trả máu. Phương pháp này tiến hành bằng cách lấy nhiều lần một lượng nhỏ máu của bé, sau đó làm loãng bilirubin và kháng thể từ cơ thể mẹ, sau đó truyền trả lại vào cơ thể bé.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn