Trên thế giới, mưa máu không còn là loại hiện tượng quá mới mẻ nhưng cho đến nay, vẫn chưa có lời giải nào thực sự thỏa đáng cho nguyên nhân của nó. Các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực tìm kiếm câu trả lời.
Nhìn bằng mắt thường, mưa máu là một hiện tượng nước từ trên trời rơi xuống giống mưa, nhưng lại có màu đỏ giống như máu.
Điều lạ là ở chỗ, các giọt nước đỏ này không hề có cấu tạo ADN như máu thường nhưng lại có thể sinh sôi và tồn tại tốt khi nhiệt độ lên tới 300 độ C.
Những trận mưa máu nổi tiếng trong lịch sử
- 30/08/1968: Trận mưa máu xuất hiện ở São Paolo và Rio De Janeiro.
- 25/07/2001: Mưa máu tại Ấn Độ.
- 10/4/2015: Mưa máu xuất hiện ở Anh (Đây không phải là lần đầu tiên Anh hứng chịu những trận mưa kỳ lạ này).
Những giả thiết gây tranh cãi
Giả thiết thứ nhất:
Một thiên thạch đã phát nổ ở đâu đó trong vũ trụ và bụi, đá của nó lại rơi xuống tầng bình lưu, dưới sự cản trở của bầu khí quyển và tầng ozone cùng lực ma sát.
Những mảnh vỡ đó bị mài nhỏ thành bụi “đỏ” và được gió mang đi khắp nơi trên thế giới cho đến khi xuất hiện một cơn mưa.
Tuy nhiên, lý thuyết này không thực sự thuyết phục. Bởi tại sao mưa máu chỉ xuất hiện ở một số vùng nhất định, khi mà gió đã mang bụi đi khắp nơi?
Trận mưa máu tại Ấn Độ năm 2001.
Một giả thiết khác cho rằng:
Đó không phải là bụi mà là một dạng bào tử có màu đỏ. Các nhà khoa học đã gửi một mẫu nước mưa đến Viện Nghiên Cứu Bách Thảo Nhiệt Đới để xét nghiệm và họ công bố rằng các bào tử đã tách ra từ một loại Địa Y thuộc chi Trentepoliah.
Nhưng lập luận này cũng không đáng tin cậy vì các nhà khoa học một mực không chịu công bố tên loại tảo và mẫu vật thử nghiệm.
Tiếp đó, các nhà khoa học nghiên cứu giọt mưa và phát hiện những tế bào sống không có ADN. Tiến sĩ Godfrey Louis - nhà vật lý học tại Đại học Mahatma Gandhi, cho rằng có điều gì đó bất thường đã xảy ra.
Vì ADN là thành phần chủ yếu của mọi dạng sống trên trái đất nhưng lại không có trong các tế bào sinh học trong nước mưa. Louis lập luận rằng có thể nó là các dạng sống ngoài hành tinh.
Đặc biệt hơn, từ hàng chục lần thí nghiệm, Louis còn khẳng định các tế bào nhỏ bé này khả năng sinh sản dồi dào, thậm chí có thể tồn tại trong nước ở 300 độ C (giới hạn cao nhất cho sự sống trong nước được biết đến là khoảng 120 độ C).
Trang The Unexplained files đưa tin các chuyên gia nghiên cứu đã nghĩ đến 1 số giả thiết bất ngờ về nguyên nhân và những điều kỳ bí liên quan tới hiện tượng mưa máu.
Cũng có ý kiến cho rằng màu đỏ của nước mưa là hậu quả của tình trạng ô nhiễm không khí. Những chất gây ô nhiễm bị hòa tan trong nước mưa khiến nước chuyển sang màu đỏ.
Tuy chưa biết chính xác nguyên nhân và làm thỏa mãn trí tò mò của hiện tượng mưa máu kỳ lạ này, nhưng không cần phải quá lo lắng, vì nó cũng thực sự không quá ảnh hướng xấu đến cuộc sống chúng ta.
Đứng trước nhà, 2 mẹ con bị điện giật rúm người (Xã hội) - (Phunutoday) - Đường điện cao thế liên tiếp sà xuống mái nhà dân khiến 2 người ở Thanh Hóa bị giật, nhiều vật dụng hư hỏng. |
Cá sấu khủng bị tóm gọn khi lọt vào đầm tôm của dân (Khám phá) - (Phunutoday) - Con cá sấu có chiều dài đến 2m đã bị hàng chục người tóm ngọn trong đêm khi tiền vào vuông tôm. |