Những cặp vợ chồng sống với nhau lâu năm dẫn đến chán nhau, phát sinh nhiều mâu thuẫn khiến tình trạng bạo hành nảy sinh là chuyện thường thấy trong xã hội.
[links()]
Nhưng hiện nay, ngay cả những đôi đang yêu nhau hoặc chẳng phải vợ chồng vẫn … bạo hành nhau như thường! Câu chuyện yêu đương, ngoại tình của họ không phải lúc nào cũng lãng mạn như họ tưởng tượng …
Ngoại tình rồi bị người tình hành hạ
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Kim Quý hiện đang là chuyên gia tư vấn cho đường dây điện thoại nóng 19001567, chuyên giải đáp các vấn đề, thắc mắc về tinh thần, tâm lý cho mọi đối tượng trong xã hội.
Công việc này đã giúp tiến sĩ Quý gặp được nhiều tình huống dở khóc dở cười liên quan đến chuyện bạo hành lẫn nhau của các cặp đôi đang yêu nhau hoặc đang ngoại tình với nhau.
Những đôi yêu nhau cũng xảy ra chuyện bạo hành. Ảnh minh họa |
Câu chuyện về một cặp tình nhân “ông ăn chả, bà ăn nem” bạo hành nhau xảy ra thời gian gần đây để lại trong trí nhớ tiến sĩ Quý nhiều ấn tượng.
Đây là câu chuyện của một người phụ nữ tên H. với một người đàn ông K. Cả hai đều trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội, đều đã có gia đình, con cái đề huề, kinh tế khá giả, công việc tốt, địa vị xã hội cao.
Do sự quen biết từ việc làm ăn, họ đã dần trở nên thân thiết và cuối cùng phát sinh tình cảm. “Họ ngoại tình với nhau suốt một thời gian dài rồi”, bà Quý cho hay.
Giai đoạn “trăng mật” của cuộc tình này cũng giống như bao cặp đôi khác: rất ngọt ngào, lãng mạn, khiến 2 người nhiều khi khốn khổ vì khao khát muốn được ở bên nhau nhưng vì không dám làm chuyện gì khác thường để gia đình biết nên họ phải giấu kín, mỗi khi gặp gỡ thoải mái, họ lao vào nhau như những đôi tình nhân lâu ngày không được gặp mặt…
Một thời gian sau, mối quan hệ dù không phải vợ chồng nhưng cũng bắt đầu những bất đồng về cách sống, cách suy nghĩ và cả dự định của hai người về tương lai dài lâu của cuộc tình này.
Điều đặc biệt nhất mà chị H. không ngờ tới là anh K. – người tình của mình – mắc chứng bạo dâm và rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh mỗi khi phải làm việc cao độ.
Từ đây, khi đã chính thức dính líu đến mối quan hệ này, chị H. rơi vào bi kịch bị người tình bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần …
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Kim Quý cho biết, lúc khả năng chịu đựng đã đến giới hạn, chị H. xin được tư vấn vì cảm thấy mình bế tắc.
Theo bà Quý, những người vợ/người chồng bị bạn đời bạo hành thì có thể nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ từ người thân trong gia đình (như bố mẹ, anh em, con cái, họ hàng, …) hoặc bạn bè bên ngoài hoặc các cơ quan đoàn thể địa phương bởi đó là mối quan hệ “danh chính ngôn thuận”, được pháp luật công nhận.
Còn đối với những, đối tượng “ăn chả ăn nem” bên ngoài như chị H., họ thường không có những địa chỉ tin cậy để chia sẻ chuyện này, bởi lúc nào tâm lý của họ cũng muốn giấu kín chuyện họ ngoại tình, kể cả với người thân thiết nhất.
Vì thế, việc chọn chia sẻ qua đường dây điện thoại tư vấn tâm lý thường là lựa chọn hàng đầu (và gần như là duy nhất) mỗi khi họ cảm thấy bị dồn nén đến chân tường.
Khi gọi điện đến đường dây tư vấn tâm lý của tiến sĩ Nguyễn Kim Quý, chị H. cũng đang ở trong trạng thái hoảng loạn, buồn bã, lo sợ.
Câu chuyện mà chị H. kể đã cho thấy chị tuy chỉ là người tình nhưng thực tế bị rơi vào tấn bi kịch hệt như những bà vợ không may vớ phải ông chồng vũ phu.
Theo đó, chị H. thường xuyên bị người tình ép quan hệ tình dục ngay cả trong thời gian hành chính. Có những hôm không thể đáp ứng người tình, chị bị chửi bới thậm tệ.
Đến cuối giờ chiều, chị phải tìm mọi cách nói dối gia đình mới có thể “thảnh thơi” được vài chục phút để vào nhà nghỉ với tình nhân.
Khốn khổ nhất là trong những lúc ái ân, chị bị người tình ép làm những động tác hoặc tư thế vô cùng khó, nguy hiểm.
Mỗi khi chị không đáp ứng liền bị người tình chửi bới ngay trên giường hoặc cấu véo thâm tím cơ thể.
Có lần, trong lúc đang làm tình, vì quá cao hứng, tình nhân của chị thậm chí còn lấy cả điều khiển ti vi hoặc điều hòa trong phòng nghỉ để đánh vào mông, vào đùi chị hoặc bắt chị ngậm thật sâu những thứ đó vào trong cuống họng.
Chỉ khi nào thấy người tình kêu lên đầy đau đớn thì người đàn ông quái đản này mới tìm được cảm giác sung sướng, thỏa mãn …
Mỗi lần người tình sung sướng hoặc thỏa mãn là mỗi lần chị H. đau đớn, mệt mỏi rã rời.
Chị phải van xin người tình dừng lại, nếu không những vết xước trên cơ thể sẽ “tố cáo” chị với chồng. Kể từ đó, anh K – tình nhân của chị - không còn đánh đập, cấu véo nữa nhưng vẫn nghĩ ra đủ trò khiến chị mệt mỏi.
Ngoài chứng bạo dâm, chị H. còn hứng chịu sự bạo hành tinh thần khủng khiếp từ người tình bởi anh K. thường xuyên chửi mắng chị mỗi khi căng thẳng, stress.
Đã bao lần chị H. muốn chấm dứt mối quan hệ này nhưng cứ hôm nào chị hé miệng nói ra mong muốn này là y như rằng chị lại bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần.
Tình nhân của chị suốt ngày đe dọa sẽ chưng chuyện chị ngoại tình cho khắp thiên hạ thấy và dọa sẽ gửi cả clip nóng mà hắn đã quay lén được trong lúc hai người quan hệ cho chồng chị khiến chị H. tá hỏa, càng lún sâu vào đầm lầy khốn khổ do người tình tạo ra.
“Mối quan hệ đi theo chiều hướng tiêu cực đã khiến chị H. gánh chịu hậu quả. Trên thực tế, trường hợp này không phải là cá biệt, năm thì mười họa mới có mà đang xảy ra khá phổ biến.
Người ta thường nghĩ chỉ vợ chồng sống lâu năm với nhau mới hay bạo hành lẫn nhau vì những xích mích, ức chế trong cuộc sống bị dồn nén. Còn là người yêu, là tình nhân thì chỉ có những điều lãng mạn, ngọt ngào mà thôi.
Tuy nhiên, những mối quan hệ tưởng như rất lãng mạn ấy vẫn tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro bạo hành cao y như một gia đình thực thụ”, tiến sĩ Quý cho hay.
Đang yêu nhau cũng bạo hành nhau
Theo tiến sĩ Quý, hiện nay đối tượng là sinh viên yêu nhau, sống thử và bạo hành nhau cũng đang diễn ra tràn lan.
Sự cọ xát trong cuộc sống giữa những cặp “vợ chồng hờ” này khiến các cô cậu nhận ra rằng tình yêu không phải lúc nào cũng lãng mạn như họ tưởng …
Tiến sĩ Quý cho biết: Đối với những đối tượng này, nguy cơ bạo hành còn cao hơn cả nhóm ngoại tình.
Lý do là vì họ chẳng có gì ràng buộc, lại chung sống với nhau hàng ngày trong bối cảnh khả năng tài chính bị hạn hẹp hơn rất nhiều so với người đi làm, lại chịu nhiều áp lực từ vấn đề dư luận xã hội, cơ hội công việc, tương lai, …
Do đó, bà đã có không ít lần tiếp chuyện khách hàng là những nữ sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng, trong đó có không ít em vừa bước vào năm thứ nhất của đời sinh viên …
Câu chuyện mà tiến sĩ Quý nhớ nhất có lẽ là câu chuyện về một cặp “vợ chồng sinh viên” ở Cầu Giấy, Hà Nội.
Cặp đôi này về “góp gạo thổi cơm chung” giữa lúc bão giá. Khoảng thời gian đầu rất ngọt ngào nồng thắm. Nhưng chỉ được đến tháng thứ 3 là mọi chuyện bắt đầu phát sinh.
Qua đường dây điện thoại tư vấn tâm lý của tiến sĩ Quý, cô nữ sinh năm thứ nhất (quê ở Kim Bảng, Hà Nam) thút thít kể họ cãi nhau như cơm bữa và lý do cãi nhau thì có vô vàn: Thức ăn không ngon, tiền tiêu không có, giấy vệ sinh hết, tiền nhà chưa đóng, vé tháng xe buýt chưa kịp dán…
Mỗi lần cãi nhau, người yêu của cô liền đập tan đống bát đũa trong nhà, quăng hết đồ đạc ra sân và tát bạn gái bôm bốp.
Hễ có ai trong xóm trọ mon men đến gần can ngăn cặp “vợ chồng sinh viên” này thì liền bị anh chàng cục tính nổi khùng: “Chuyện của nhà người khác, chúng mày đừng có xen vào làm gì” khiến cô nữ sinh này không còn chỗ nào mà dựa dẫm, nhờ cậy.
Có lần người yêu đi vắng, cô ngồi than thở với mấy bạn cùng xóm trọ và tỏ ý ân hận vì đã về sống chung với chàng trong lúc còn đang đi học thì người yêu bất ngờ mở cửa đi vào.
Ngay lập tức nữ sinh này bị kéo về phòng và bị nện cho một trận nên thân vì cái tội “dám đi kể xấu chồng với hàng xóm à? Không biết giữ cái mồm thì sẽ khổ cái thân nhá!” Trước khi về sống chung với người yêu, nữ sinh này không phải thuộc diện khá giả nhưng cũng đủ chi tiêu nhờ khoản tiền bố mẹ gửi lên từ quê.
Nhưng từ khi về sống với người yêu, cô luôn trong tình trạng “viêm màng túi” vì phải nuôi người tình, lo cho người tình mọi thứ từ nhỏ đến lớn. Đã vậy, cứ cái gì không làm vừa ý là cô bị người yêu đánh đập.
“Cuộc sống của nữ sinh này bỗng trở thành địa ngục. Đang tuổi ăn tuổi học, đáng ra phải được chiều chuộng hết mức trong tình cảm nhưng cô gái này đã phải nhận lại hậu quả là sống một cuộc sống bạo lực, tăm tối”, bà Quý cho hay.
Tuy vậy, cô nữ sinh không dám bỏ người tình vì nhiều lý do: Sợ xấu hổ với bạn bè, sợ bị người tình mang chuyện “ăn ở với nhau” đi rêu rao khắp nơi thì cô không còn mặt mũi nào nhìn mặt mọi người.
Thậm chí, cô còn lo sợ chuyện này có thể “bay” về tận vùng quê nghèo của mình – nơi mà chuyện chung sống trước với người yêu (nhất là trong khi còn đang đi học) được coi là chuyện “động trời động đất, không thể chấp nhận nổi với bất kì một lý do gì”. Và thế là tấn bi kịch tiếp tục được tái diễn …
Theo Tiến sĩ Quý, dù là trong đời sống gia đình hay trong các mối quan hệ xã hội (tình yêu, tình bạn, ngoại tình, …) thì người phụ nữ luôn có nguy cơ bị bạo hành cao hơn nam giới.
Do đó, họ cần có ý thức bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ đó, cần hiểu biết những nơi nào có thể giúp đỡ mình mỗi khi gặp chuyện không hay.
“Họ thường xấu hổ, mặc cảm, tự ti nếu nói ra chuyện bị người yêu/người tình bạo hành (đặc biệt là khi họ đang cần phải giấu giếm mối quan hệ). Vì thế, họ hay im lặng, và chịu đựng. Nhưng cách làm này chỉ cổ xúy mạnh mẽ thêm cho những người đàn ông có máu vũ phu”, bà Quý khẳng định.
- Tâm Đoan