(Phunutoday) - Cộng đồng người lùn Laron, cao trung bình 1,2m, sống trong một vùng hẻo lánh ở Nam Ecuador, có thể là “chìa khóa” để các nhà khoa học tìm ra cách điều trị ung thư và nâng tuổi thọ của con người.
Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, người Laron bị hội chứng lùn bẩm sinh do thiếu hormone IGF1, nhưng đây có thể là lý do họ sống thọ và miễn dịch với mọi loại bệnh ung thư.
Quan trọng hơn trong bí quyết trường thọ và miễn dịch với bệnh tật đó là một phần do người Laron đã chú ý nhiều đến vệ sinh thân thể và tinh thần, việc tập thể dục và chế độ ăn kiêng. “Không ăn cái gì quá nhiều” là một khẩu hiệu phổ biến. Họ chủ yếu ăn cá, quả ô liu, quả vải và uống rượu vang nho.
Những người thách thức với các loại ung thư
Theo các nghiên cứu mới đây, những người lùn Laron sống tại miền Nam Ecuador không bao giờ mắc bệnh ung thư, tiểu đường và thường có tuổi thọ trung bình cao. Đây là kết luận của một nghiên cứu khoa học phối hợp giữa 2 quốc gia Mỹ và Ecuador, do hai nhà nghiên cứu Valter Longo (Đại học Nam California) và Jaime Guevara-Aguirre (Viện Nghiên cứu Nội tiết Quito) đứng đầu chịu trách nhiệm. Công trình nghiên cứu này tiến hành trong vòng 22 năm, và mới đây được công bố trên tạp chí Sience Transnational Medicine.
Theo tài liệu lịch sử ghi chép lại, những người lùn Laron là hậu duệ của cộng đồng người Tây Ban Nha conversos, có nghĩa là những người gốc Do Thái giáo, sau đổi sang Công giáo, di cư đến khu vực này vào thế kỷ XV. Hiện có hơn 300 người mắc hội chứng lùn Laron trên toàn thế giới và 1/3 trong số đó sống tại những ngôi làng hẻo lánh thuộc tỉnh Loja, phía nam Ecuador.
Với những người lùn Laron, một thay đổi lớn trong đoạn gien tiếp nhận hoóc môn tăng trưởng đã xảy ra, khiến cho chiều cao của họ không thể vượt quá 1,5m. Tuy nhiên, trong cái không may mắn đó lại “bù đắp” cho những người này một sức khỏe bền chắc. Những người lùn con cháu của các conversos không hề bị mắc bệnh ung thư hay tiểu đường - hai căn bệnh phổ biến của thời đại, theo đó tuổi thọ trung bình của họ cũng cao.
Kết quả thống kê chỉ rõ, trong 99 người mắc chứng bệnh đột biến hiếm hoi gọi là triệu chứng Laron, hay còn gọi là người lùn dạng Laron, chỉ có duy nhất 1 trường hợp mắc bệnh ung thư, do phát hiện kịp thời nên đã được chữa khỏi.
Trong khi đó, nhóm đối chứng bao gồm 1.600 người có chiều cao bình thường và có quan hệ họ hàng với những người lùn kể trên, ung thư chiếm 20% nguyên nhân gây tử vong. Trong nhóm những người bị mắc bệnh Laron, cũng không có trường hợp tiểu đường nào, trong khi 5% thành viên của những người tử vong trong nhóm đối chứng lại mắc bệnh này.
Quan trọng hơn trong bí quyết trường thọ và miễn dịch với bệnh tật là người Laron đã chú ý nhiều đến vệ sinh thân thể và tinh thần, việc tập thể dục và chế độ ăn kiêng. “Không ăn cái gì quá nhiều” là một khẩu hiệu phổ biến. Họ chủ yếu ăn cá, quả ô liu, quả vải và uống rượu vang nho.
Cụ ông H.Maeda năm nay đã xấp xỉ 76 tuổi, nhưng bởi vì là người lùn Laron nên chẳng có gì ngạc nhiên khi hi vọng sẽ sống thêm hai thập niên nữa. “Tôi không khi nào ăn thịt và tránh những thứ chiên rán, trừ một số dịp đặc biệt. Thay vào đó tôi ăn những loại cá thịt béo như cá thu, cá mòi, uống rượu vang nho và tôi không bao giờ hút thuốc hay cần sa”, cụ chia sẻ. Thức ăn chủ yếu của cụ là rau, đậu, lạc, cá... Gần đây, cụ có ăn thêm trứng gà vào buổi sáng. Mỗi ngày cụ ngủ trung bình 7-8 giờ.
Hàng ngày, vào buổi sáng, cụ thường thức dậy rất sớm, trước khi ăn sáng cụ bao giờ cũng chăm chỉ tập khí công dưỡng sinh, luyện mắt, không kể thời tiết nắng hay mưa, nóng hay lạnh. Thói quen này được cụ rất coi trọng, gìn giữ cho đến tận bây giờ. Cụ đặc biệt chú ý đến việc vận động thân thể với phương châm “vận động vừa sức”.
Hằng ngày cụ vẫn chăm chỉ làm những công việc trong gia gia đình như việc đồng áng, săn bắn, trồng trọt, đánh bắt cá… Cụ duy trì đều đặn lịch đi bộ trên 3km, thời gian trên 30 phút, mỗi tuần ít nhất 5 lần.
Cụ chia sẻ khá chi tiết về kinh nghiệm cách đi bộ đạt hiệu quả của mình. Khi đi, cứ tự nhiên, nhìn thẳng về phía trước, toàn thân thư giãn, đặc biệt là hai vai, hai tay, khớp háng và hai chân, người giữ thẳng, đừng chúi người ra phía trước hay ngửa ra phía sau quá nhiều, hai tay vung vẩy thoải mái, nhẹ nhàng.
Khoảng cách giữa hai bước chân tùy từng người mà bước sao cho khoan thai, thư thái là được. Nên đi bộ vào buổi sáng (sau 6 giờ sáng) hoặc buổi chiều (5-6 giờ chiều) trong công viên có những lối đi đẹp, nhiều cây, nhiều hoa, những nơi có thêm hồ nước, tiếng chim hót… càng tốt.
Đồng thời có sự kết hợp với trạng thái tâm lý: không câu nệ hiện tại, tận hưởng cái sung sướng có được hôm nay, lạc quan yêu đời nhìn về tương lai. Hãy quên tuổi già, quên bệnh tật... một tinh thần cởi mở, yêu đời và tính cách lương thiện, rộng lượng,
Rõ ràng, cụ sống rất điều độ, luôn luôn rèn luyện, điều dưỡng cơ thể, coi trọng các nguyên tắc sống lành mạnh, lấy sự vận động để tư tâm dưỡng tính, chiến thắng trì trệ của tuổi già. Đồng thời cụ còn biết ăn uống điều độ, không cầu kỳ.
Cụ thường dùng đồ ăn nhẹ vào những lúc thích hợp, ăn thức ăn ngon có hàm lượng dinh dưỡng cao... Có lẽ đó là tất cả những bí quyết “Trường sinh bất lão” đối với cuộc sống của một đời người để chúng ta học tập.
Các nhà khoa học thuộc Viện Nội tiết quốc gia Ecuador đã tiến hành tìm hiểu bí quyết sống lâu và miễn nhiễm với bệnh tật của những người lùn Laron tại Ecuador. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những nạn nhân của hội chứng Laron thiếu một loại hoóc môn tăng trưởng có tên khoa học là Insulin-like Growth Factor 1 (IGF1).
“Chúng tôi chưa tìm được bất kỳ người lùn Laron nào mắc bệnh ung thư, mặc dù những người thân có chiều cao bình thường của họ vẫn mắc bệnh. Mọi thử nghiệm đều chứng minh rằng nồng độ IGF1 quá cao là một trong những nguyên nhân dẫn tới ung thư.
Những người lùn Laron có lượng IGF1 rất thấp”, tiến sĩ Jaime Guevara-Aguirre, một chuyên gia về hoóc môn tại Viện Nội tiết quốc gia của Ecuardor phát biểu.
Theo tiến sĩ Jaimes, ở người bình thường, việc cơ thể sản xuất thừa IGF1 có thể dẫn tới ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư thực quản trước tuổi trung niên. Ông khẳng định rằng nếu tìm ra cách giảm lượng IGF1 trong cơ thể người, căn bệnh ung thư có thể bị đẩy lùi.
Bác sĩ Guevara-Aguirre nhấn mạnh: “Tôi chú ý thấy người bình thường có lượng IGF1 cao dễ mắc bệnh còn những người lùn dạng Laron chưa bao giờ mắc bệnh nan y này”. Từ nhận xét này, bác sĩ tin rằng, nếu tìm được cách giảm lượng IGF1 ở người bình thường thì có thể ngăn chặn được bệnh ung thư. Xa hơn nữa, cũng có thể bào chế được một loại thuốc chống ung thư hữu hiệu. Ông nói: “Về mặt y học, đây là một điều vô cùng thú vị”.
Theo nhà nội tiết học Jean-Claude Carel, trong hai thập niên vừa qua, người ta đã nói quá nhiều đến hoóc môn tăng trưởng như một thứ thuốc trường sinh bất tử thần diệu.
Hiện nay, trên thế giới, 1/3 các sản phẩm có chứa hoóc môn tăng trưởng đã được những người cao tuổi đang mắc bệnh tiêu thụ mà không hề có sự chỉ dẫn về y học. Vì vậy không nên quay ngoắt 1800 để đưa ra biện pháp ức chế hoóc môn tăng trưởng này, như là một cây đũa thần mới, nhằm thỏa mãn ước mơ về một cuộc đời không bệnh tật.
Đồng ý với ý kiến của nhà nội tiết học kể trên, chuyên gia lão khoa Martin Holzenberger (thuộc Bệnh viện Saint-Antoine - Paris), đã đưa ra lời khuyên như sau: tùy theo từng cá nhân, mà lượng hoóc môn tăng trưởng có thể chênh lệch nhau đến 5 lần.
Với tuổi già, cơ thể có thể tự điều chỉnh lượng hoóc môn này. Nếu ức chế nó, cơ thể có thể bị mắc những bệnh không lường được. Để có thể áp dụng được phát hiện kể trên vào việc phòng bệnh và kéo dài tuổi thọ, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu, thời gian là chưa thể xác định là đến bao giờ.
Nghi vấn này được đặt ra khi nghiên cứu tuổi thọ trung bình của người dân sống tại nhiều nơi trên thế giới. Kết quả vô tình cho thấy: Hầu hết những người dân có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới là những người có chiều cao khiêm tốn.
Đi tìm lời giải đáp cho hiện tượng này, các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân nằm ở nhóm gen có tên gọi Methuselah. Đây là nhóm gen đột biến làm gia tăng tuổi thọ ở con người và được tìm thấy ở những người dân có tuổi thọ cao.
Nhóm gen methuselah khiến cho quá trình sản sinh hormon tăng trưởng trong cơ thể giảm xuống và khiến cho con người và những loài vật có mang trong mình hormon này có xu hướng sống lâu hơn và có cơ thể, tầm vóc trung bình nhỏ bé hơn.
Tuy nhiên, ngoài gen Methuselah, còn có rất nhiều yếu tố khác quyết định tuổi thọ của người Laron như: di truyền, lối sống, cân nặng và chế độ chăm sóc lúc mới sinh (2 năm đầu đời), chế độ dinh dưỡng, việc chủng ngừa, việc dùng thuốc, chế độ ăn uống....
Những yếu tố này sẽ cùng nhau ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của một người cho dù họ sống bao lâu đi nữa. Vậy, tầm vóc to lớn hay bé nhỏ, phối hợp với một chế độ sinh hoạt lành mạnh có ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ của con người mà cụ thể ở đây là trường hợp về người lùn Laron hay không? Đây là vấn đề vẫn còn chứa nhiều bí ẩn mà khoa học chưa thể làm rõ. Và xem rằng, cộng đồng người lùn Laron sống tại một vùng hẻo lánh ở Ecuador có thể là “chìa khóa” để các nhà khoa học tìm ra cách điều trị ung thư còn cần nhiều nghiên cứu khoa học khác nữa.
Hồng Anh
Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, người Laron bị hội chứng lùn bẩm sinh do thiếu hormone IGF1, nhưng đây có thể là lý do họ sống thọ và miễn dịch với mọi loại bệnh ung thư.
Quan trọng hơn trong bí quyết trường thọ và miễn dịch với bệnh tật đó là một phần do người Laron đã chú ý nhiều đến vệ sinh thân thể và tinh thần, việc tập thể dục và chế độ ăn kiêng. “Không ăn cái gì quá nhiều” là một khẩu hiệu phổ biến. Họ chủ yếu ăn cá, quả ô liu, quả vải và uống rượu vang nho.
Những người thách thức với các loại ung thư
Theo các nghiên cứu mới đây, những người lùn Laron sống tại miền Nam Ecuador không bao giờ mắc bệnh ung thư, tiểu đường và thường có tuổi thọ trung bình cao. Đây là kết luận của một nghiên cứu khoa học phối hợp giữa 2 quốc gia Mỹ và Ecuador, do hai nhà nghiên cứu Valter Longo (Đại học Nam California) và Jaime Guevara-Aguirre (Viện Nghiên cứu Nội tiết Quito) đứng đầu chịu trách nhiệm. Công trình nghiên cứu này tiến hành trong vòng 22 năm, và mới đây được công bố trên tạp chí Sience Transnational Medicine.
Theo tài liệu lịch sử ghi chép lại, những người lùn Laron là hậu duệ của cộng đồng người Tây Ban Nha conversos, có nghĩa là những người gốc Do Thái giáo, sau đổi sang Công giáo, di cư đến khu vực này vào thế kỷ XV. Hiện có hơn 300 người mắc hội chứng lùn Laron trên toàn thế giới và 1/3 trong số đó sống tại những ngôi làng hẻo lánh thuộc tỉnh Loja, phía nam Ecuador.
Với những người lùn Laron, một thay đổi lớn trong đoạn gien tiếp nhận hoóc môn tăng trưởng đã xảy ra, khiến cho chiều cao của họ không thể vượt quá 1,5m. Tuy nhiên, trong cái không may mắn đó lại “bù đắp” cho những người này một sức khỏe bền chắc. Những người lùn con cháu của các conversos không hề bị mắc bệnh ung thư hay tiểu đường - hai căn bệnh phổ biến của thời đại, theo đó tuổi thọ trung bình của họ cũng cao.
Kết quả thống kê chỉ rõ, trong 99 người mắc chứng bệnh đột biến hiếm hoi gọi là triệu chứng Laron, hay còn gọi là người lùn dạng Laron, chỉ có duy nhất 1 trường hợp mắc bệnh ung thư, do phát hiện kịp thời nên đã được chữa khỏi.
Trong khi đó, nhóm đối chứng bao gồm 1.600 người có chiều cao bình thường và có quan hệ họ hàng với những người lùn kể trên, ung thư chiếm 20% nguyên nhân gây tử vong. Trong nhóm những người bị mắc bệnh Laron, cũng không có trường hợp tiểu đường nào, trong khi 5% thành viên của những người tử vong trong nhóm đối chứng lại mắc bệnh này.
Quan trọng hơn trong bí quyết trường thọ và miễn dịch với bệnh tật là người Laron đã chú ý nhiều đến vệ sinh thân thể và tinh thần, việc tập thể dục và chế độ ăn kiêng. “Không ăn cái gì quá nhiều” là một khẩu hiệu phổ biến. Họ chủ yếu ăn cá, quả ô liu, quả vải và uống rượu vang nho.
Cụ ông H.Maeda năm nay đã xấp xỉ 76 tuổi, nhưng bởi vì là người lùn Laron nên chẳng có gì ngạc nhiên khi hi vọng sẽ sống thêm hai thập niên nữa. “Tôi không khi nào ăn thịt và tránh những thứ chiên rán, trừ một số dịp đặc biệt. Thay vào đó tôi ăn những loại cá thịt béo như cá thu, cá mòi, uống rượu vang nho và tôi không bao giờ hút thuốc hay cần sa”, cụ chia sẻ. Thức ăn chủ yếu của cụ là rau, đậu, lạc, cá... Gần đây, cụ có ăn thêm trứng gà vào buổi sáng. Mỗi ngày cụ ngủ trung bình 7-8 giờ.
Hàng ngày, vào buổi sáng, cụ thường thức dậy rất sớm, trước khi ăn sáng cụ bao giờ cũng chăm chỉ tập khí công dưỡng sinh, luyện mắt, không kể thời tiết nắng hay mưa, nóng hay lạnh. Thói quen này được cụ rất coi trọng, gìn giữ cho đến tận bây giờ. Cụ đặc biệt chú ý đến việc vận động thân thể với phương châm “vận động vừa sức”.
Hằng ngày cụ vẫn chăm chỉ làm những công việc trong gia gia đình như việc đồng áng, săn bắn, trồng trọt, đánh bắt cá… Cụ duy trì đều đặn lịch đi bộ trên 3km, thời gian trên 30 phút, mỗi tuần ít nhất 5 lần.
Cụ chia sẻ khá chi tiết về kinh nghiệm cách đi bộ đạt hiệu quả của mình. Khi đi, cứ tự nhiên, nhìn thẳng về phía trước, toàn thân thư giãn, đặc biệt là hai vai, hai tay, khớp háng và hai chân, người giữ thẳng, đừng chúi người ra phía trước hay ngửa ra phía sau quá nhiều, hai tay vung vẩy thoải mái, nhẹ nhàng.
Khoảng cách giữa hai bước chân tùy từng người mà bước sao cho khoan thai, thư thái là được. Nên đi bộ vào buổi sáng (sau 6 giờ sáng) hoặc buổi chiều (5-6 giờ chiều) trong công viên có những lối đi đẹp, nhiều cây, nhiều hoa, những nơi có thêm hồ nước, tiếng chim hót… càng tốt.
Đồng thời có sự kết hợp với trạng thái tâm lý: không câu nệ hiện tại, tận hưởng cái sung sướng có được hôm nay, lạc quan yêu đời nhìn về tương lai. Hãy quên tuổi già, quên bệnh tật... một tinh thần cởi mở, yêu đời và tính cách lương thiện, rộng lượng,
Rõ ràng, cụ sống rất điều độ, luôn luôn rèn luyện, điều dưỡng cơ thể, coi trọng các nguyên tắc sống lành mạnh, lấy sự vận động để tư tâm dưỡng tính, chiến thắng trì trệ của tuổi già. Đồng thời cụ còn biết ăn uống điều độ, không cầu kỳ.
Cụ thường dùng đồ ăn nhẹ vào những lúc thích hợp, ăn thức ăn ngon có hàm lượng dinh dưỡng cao... Có lẽ đó là tất cả những bí quyết “Trường sinh bất lão” đối với cuộc sống của một đời người để chúng ta học tập.
Các nhà khoa học thuộc Viện Nội tiết quốc gia Ecuador đã tiến hành tìm hiểu bí quyết sống lâu và miễn nhiễm với bệnh tật của những người lùn Laron tại Ecuador. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những nạn nhân của hội chứng Laron thiếu một loại hoóc môn tăng trưởng có tên khoa học là Insulin-like Growth Factor 1 (IGF1).
“Chúng tôi chưa tìm được bất kỳ người lùn Laron nào mắc bệnh ung thư, mặc dù những người thân có chiều cao bình thường của họ vẫn mắc bệnh. Mọi thử nghiệm đều chứng minh rằng nồng độ IGF1 quá cao là một trong những nguyên nhân dẫn tới ung thư.
Những người lùn Laron có lượng IGF1 rất thấp”, tiến sĩ Jaime Guevara-Aguirre, một chuyên gia về hoóc môn tại Viện Nội tiết quốc gia của Ecuardor phát biểu.
Theo tiến sĩ Jaimes, ở người bình thường, việc cơ thể sản xuất thừa IGF1 có thể dẫn tới ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư thực quản trước tuổi trung niên. Ông khẳng định rằng nếu tìm ra cách giảm lượng IGF1 trong cơ thể người, căn bệnh ung thư có thể bị đẩy lùi.
Bác sĩ Guevara-Aguirre nhấn mạnh: “Tôi chú ý thấy người bình thường có lượng IGF1 cao dễ mắc bệnh còn những người lùn dạng Laron chưa bao giờ mắc bệnh nan y này”. Từ nhận xét này, bác sĩ tin rằng, nếu tìm được cách giảm lượng IGF1 ở người bình thường thì có thể ngăn chặn được bệnh ung thư. Xa hơn nữa, cũng có thể bào chế được một loại thuốc chống ung thư hữu hiệu. Ông nói: “Về mặt y học, đây là một điều vô cùng thú vị”.
Theo nhà nội tiết học Jean-Claude Carel, trong hai thập niên vừa qua, người ta đã nói quá nhiều đến hoóc môn tăng trưởng như một thứ thuốc trường sinh bất tử thần diệu.
Hiện nay, trên thế giới, 1/3 các sản phẩm có chứa hoóc môn tăng trưởng đã được những người cao tuổi đang mắc bệnh tiêu thụ mà không hề có sự chỉ dẫn về y học. Vì vậy không nên quay ngoắt 1800 để đưa ra biện pháp ức chế hoóc môn tăng trưởng này, như là một cây đũa thần mới, nhằm thỏa mãn ước mơ về một cuộc đời không bệnh tật.
Đồng ý với ý kiến của nhà nội tiết học kể trên, chuyên gia lão khoa Martin Holzenberger (thuộc Bệnh viện Saint-Antoine - Paris), đã đưa ra lời khuyên như sau: tùy theo từng cá nhân, mà lượng hoóc môn tăng trưởng có thể chênh lệch nhau đến 5 lần.
Với tuổi già, cơ thể có thể tự điều chỉnh lượng hoóc môn này. Nếu ức chế nó, cơ thể có thể bị mắc những bệnh không lường được. Để có thể áp dụng được phát hiện kể trên vào việc phòng bệnh và kéo dài tuổi thọ, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu, thời gian là chưa thể xác định là đến bao giờ.
Nghi vấn này được đặt ra khi nghiên cứu tuổi thọ trung bình của người dân sống tại nhiều nơi trên thế giới. Kết quả vô tình cho thấy: Hầu hết những người dân có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới là những người có chiều cao khiêm tốn.
Đi tìm lời giải đáp cho hiện tượng này, các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân nằm ở nhóm gen có tên gọi Methuselah. Đây là nhóm gen đột biến làm gia tăng tuổi thọ ở con người và được tìm thấy ở những người dân có tuổi thọ cao.
Nhóm gen methuselah khiến cho quá trình sản sinh hormon tăng trưởng trong cơ thể giảm xuống và khiến cho con người và những loài vật có mang trong mình hormon này có xu hướng sống lâu hơn và có cơ thể, tầm vóc trung bình nhỏ bé hơn.
Tuy nhiên, ngoài gen Methuselah, còn có rất nhiều yếu tố khác quyết định tuổi thọ của người Laron như: di truyền, lối sống, cân nặng và chế độ chăm sóc lúc mới sinh (2 năm đầu đời), chế độ dinh dưỡng, việc chủng ngừa, việc dùng thuốc, chế độ ăn uống....
Những yếu tố này sẽ cùng nhau ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của một người cho dù họ sống bao lâu đi nữa. Vậy, tầm vóc to lớn hay bé nhỏ, phối hợp với một chế độ sinh hoạt lành mạnh có ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ của con người mà cụ thể ở đây là trường hợp về người lùn Laron hay không? Đây là vấn đề vẫn còn chứa nhiều bí ẩn mà khoa học chưa thể làm rõ. Và xem rằng, cộng đồng người lùn Laron sống tại một vùng hẻo lánh ở Ecuador có thể là “chìa khóa” để các nhà khoa học tìm ra cách điều trị ung thư còn cần nhiều nghiên cứu khoa học khác nữa.
Hồng Anh