Bí quyết cải thiện chiều cao

07:06, Thứ ba 24/05/2011

( PHUNUTODAY ) - Những trẻ bị thấp còi vào những năm đầu đời thường có nguy cơ bị béo phì cao hơn khi trưởng thành. Để con sinh ra được "dài rộng", ngay từ những tuần đầu mang thai, người mẹ cần ăn đủ chất đạm, canxi, iốt cùng các chất quan trọng khác là sắt, vitamin A, folat...

(Phunutoday) - Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam vẫn là một gánh nặng với 30% trẻ thâp còi . Trong khi đó, chưa nhiều cha mẹ biết: can thiệp dinh dưỡng giai đoạn sớm, đặc biệt  thời kỳ bào thai và 2 năm đầu đời của trẻ là giải  pháp quan trọng nhất để cải thiện tình trạng thấp còi.
 
[links()]
30% trẻ thấp còi

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở nước ta trong những năm qua đã đạt được những kết quả rất đáng kể, được thế giới ghi nhận. Nếu như 10 năm trước, cả nước có trên 33% trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, nay tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em từ 0-5 tuổi ở nước ta chỉ vào khoảng 17%. Đặc biệt số trẻ bị suy dinh dưỡng nặng đã giảm hẳn và hiện trẻ bị suy dinh dưỡng ở nước ta chủ yếu ở thể nhẹ và vừa.

Cùng với đó tình trạng đói ăn đã giảm trên diện rộng, bữa ăn của người Việt Nam đã không ngừng được cải thiện, lượng thịt, mỡ, đậu, đường và hoa quả tăng cao. So với năm 2000, điều tra khẩu phần người Việt năm 2010 cho thấy lượng thịt tiêu thụ bình quân/người/ngày đã tăng gần gấp đôi. Lượng, trứng, sữa, cá, dầu mỡ... tiêu thụ  bình quân đều tăng.

Tuy nhiên, điều đáng nói là cả nước vẫn còn tới 29% trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Điều này có nghĩa cứ 3 trẻ em dưới 5 tuổi thì có 1 em thấp còi.  Hơn nữa, mỗi năm trên toàn quốc có khoảng 7.000 trẻ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng cho biết.
 
TS Lê Danh Tuyên, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, số trẻ em không đạt chiều cao so với độ tuổi (suy dinh dưỡng thể thấp còi) hiện khoảng 2,5 triệu trẻ. Đáng lo hơn, suy dinh dưỡng thể thấp còi không dễ khắc phục như nhóm trẻ thiếu cân nặng. Vì tình trạng thấp còi ở trẻ có liên quan tới suy dinh dưỡng bào thai với biểu hiện trẻ khi được sinh ra có chiều dài cơ thể kém những trẻ bình thường. Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi cũng ảnh hưởng tới chiều cao khi trưởng thành.

b
Theo các chuyên gia, thấp còi là chỉ tiêu đánh giá dinh dưỡng kém trong giai đoạn bào thai. Nó liên quan tới dinh dưỡng của người mẹ trong thời gian mang thai. Tốc độ phát triển chiều dài của thai nhi đạt cao nhất vào giai đoạn trước tuần thứ 15 của thai kỳ, còn cân nặng đạt cao nhất vào tuần thứ 32-34.  Điều này có nghĩa là mọi can thiệp nhằm cải thiện chiều dài của bào thai phải thực hiện càng sớm càng tốt. Người mẹ trước khi mang thai nếu ăn uống không tốt, dinh dưỡng kém sẽ dễ sinh con bị thấp còi. Tình trạng này kéo dài qua nhiều thế hệ, người mẹ thấp bé nhẹ cân dễ sinh con bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Những trẻ đó trong tương lai cũng khó đuổi kịp các bạn cùng trang lứa cả về thể lực và trí lực.
 

a

  • Phương Nam
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc