Đối với bệnh ung thư giai đoạn đầu, việc mổ cắt bỏ khối u có thể giải quyết được bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh đã phát triển theo nhiều cấp độ, việc mổ bỏ khối u chỉ còn là biện pháp tạm thời hoặc đôi khi còn có tác dụng ngược lại. Ngoài việc mổ, bệnh nhân ung thư sẽ được điều trị kết hợp với dùng thuốc, hóa trị, xạ trị…
Khi nào bệnh ung thư nên áp dụng giải pháp mổ
Bệnh ung thư có nên mổ và kết hợp xạ trị không?
Sau khi mổ cắt bỏ khối u ung thư, tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kết hợp phương pháp xạ trị hay không. Xạ trị là cách tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách tác động và phá vỡ các mạch máu nuôi dưỡng tế bào ung thư. Tuy là phương pháp khá tối ưu nhưng một số bệnh như ung thư đại tràng, ung thư dạ dày hay tuyến tụy lại chống chỉ định với phương pháp này.
Ngoài ra, xạ trị cũng gây ra khá nhiều biến chứng cho sức khỏe người bênh như làm các mô chai cứng, gây ảnh hưởng đến ruột, thực quản, thậm chí gây ảnh hưởng đến các mô lành. Nếu xạ trị trong thời gian dài, sức khỏe bệnh nhân có thể bị suy kiệt, sức đề kháng suy giảm, thậm chí tử vong nếu không có phương pháp bồi bổ hợp lý.
Bệnh ung thư có nên mổ rồi hóa trị liệu không?
Xạ trị, hóa trị là những thuật ngữ người bệnh ung thư thường xuyên được nghe. Thế nhưng, bệnh ung thư nào nên dùng hóa trị liệu?
Hóa trị được hiểu nôm na là phương pháp dùng hợp chất truyền vào cơ thể với mong muốn tiêu diệt các loại tế bào ung thư. Hóa trị được xem là phương pháp cuối cùng và mạnh mẽ nhất để điều trị bệnh ung thư khi mà phẫu thuật và xạ trị đã không còn tác dụng. Phương pháp này thường dùng khi tế bào ung thư đã di căn toàn thân.
Tuy nhiên, việc dùng phương pháp hóa trị cũng gây nhiều biến chứng như xạ trị, hóa trị gây giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu khiến cơ thể dường như mất sức đề kháng hoàn toàn.
Ngoài những phương pháp trên, bệnh ung thư còn được điều trị bằng nhiều phương pháp khác như sinh trị liệu và dùng thuốc đông y. Hiện nay, có rất nhiều khả quan trong việc điều trị bệnh ung thư, tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp mắc bệnh mà bác sĩ có phương pháp điều trị khác nhau. Về câu hỏi lớn “bệnh ung thư có nên mổ không?”, các chuyên gia cho rằng để tỷ lệ thành công cao hơn, bệnh nhân nên được phối hợp giữa mổ, xạ trị, hóa trị…
Ung thư động dao kéo sẽ di căn nhanh hơn?
Đây là quan niệm sai lầm và y học đã chứng minh được điều đó
Quan niệm ung thư động dao kéo là chết nhanh hơn xảy ra khi chuyên khoa ung thư chưa mạnh, bác sĩ ít, bác sĩ chuyên khoa ung bướu còn chưa được đào tạo bài bản. Có nhiều trường hợp mổ ung thư không đúng cách, thay vì cứu bệnh nhân lại hại bệnh nhân.
Đó là khi chụp CT bác sĩ chỉ thấy có hình ảnh ung thư, khối u trên hình ảnh, chưa di căn nhưng thực tế, bệnh đã di căn nhiều nơi. Bác sĩ cho biết đó là khi sinh thiết một phần khối u để làm thử nghiệm xác định ung thư, còn rất nhiều hạch u di căn không thể sinh thiết, cắt hết nên sau mổ bệnh vẫn tiếp tục phát triển và di căn xa.
Ngày nay, chẩn đoán “vàng” trong điều trị ung thư là xét nghiệm mô bệnh phẩm nên bác sĩ bắt buộc phải mổ để lấy khối u hoặc một phần của khối u đi làm xét nghiệm.
Ví dụ bệnh ung thư thực quản
Bệnh này thường xảy ra ở người trên 50 tuổi. Thông thường phẫu thuật, về lý luận là biện pháp điều trị có tính chất triệt căn nhất. Nhưng thực tế, số bệnh nhân bị ung thư thực quản có khả năng mổ được và khả năng cắt được tương đối ít. Số bệnh nhân không mổ được chiếm đa số, phần vì chẩn đoán muộn, phần khác do tuổi cao, bệnh nội khoa phối hợp và không ít bệnh nhân từ chối mổ.
Hơn nữa, phẫu thuật thực quản luôn luôn là nặng, biến chứng về miệng nối, biến chứng phổi và màng phổi phức tạp. Do vậy, các bác sĩ cần lựa chọn kỹ để chỉ định phẫu thuật và tư vấn cho người bệnh. Về vị trí u, nên mổ đối với 1/3 dưới, không mổ đối với 1/3 trên, cân nhắc kỹ đối với 1/3 giữa. Về giai đoạn bệnh, nên mổ đối với giai đoạn I, giai đoạn II, cân nhắc kỹ đối với giai đoạn III, không mổ đối với giai đoạn IV.
Về tình trạng toàn thân, phân biệt giữa điều kiện cho phép phẫu thuật và điều kiện không cho phép phẫu thuật. Điều kiện cho phép phẫu thuật là tuổi dưới 75, chức năng hô hấp đạt trên 75%, không bệnh nội khoa nặng như đái đường, suy tim, suy thận, xơ gan, tai biến mạch máu não.