’Biến’ trà phế thải thành tra hương hoa

16:59, Thứ sáu 31/05/2013

( PHUNUTODAY ) - () – Trà thải từ các nhà máy chế biến nước trà xanh đóng chai được các cơ sở thu mua, phơi, sấy sau đó ướp hương và bán cho người tiêu dùng như trà bình thường.

(Bảo vệ người tiêu dùng) – Trà thải từ các nhà máy chế biến nước trà xanh đóng chai được các cơ sở thu mua, phơi, sấy sau đó ướp hương và bán cho người tiêu dùng như trà bình thường.


Cách đây không lâu, dư luận từng xôn xao chuyện một số cơ sở chế biến trà (chè) ở tỉnh Lâm Đồng tái chế bã trà phế thải của một doanh nghiệp sản xuất nước giải khát. Tuy nhiên đến nay, hiện tượng trên vẫn chưa được chấn chỉnh triệt để. Thậm chí còn phát triển mạnh hợn.

lo-che-bien-tra-thai-Phunutoday.vn
“Dây chuyền lò sấy” bã trà hoạt động suốt ngày đêm. Ảnh: LĐO.

Theo điều tra của tờ Lao Động tại một “nhà máy” tái chế bã trà lớn huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Cơ sở này không bảng hiệu, phố Bình Đức. Trên khu đất trống rộng khoảng 5.000m2, các công nhân đang đổ hàng tấn bã trà xanh nhão nhẹt như phân trâu ra phơi. Sau khi bã trà đã khô, các công nhân đổ vào máy sàng, sảy...

Một thanh niên cho biết: “Ông chủ mua bã trà phế thải từ mấy Cty sản xuất nước trà xanh đóng chai để làm trà ướp xác”.

Quy trình chế biến như sau: Sau khi các công ty sản xuất các loại nước trà đóng chai; bã trà phế thải - thay vì hủy bỏ, hoặc dùng làm phân bón cho cây trồng - lại được tuồn ra, bán rẻ cho ông chủ (tên Hoàng) - chuyên tái chế bã trà. Tại gian nhà tôn lụp xụp, chất hàng chục tấn bã trà đã được phơi, sấy...

Hằng ngày, công nhân đổ bã trà ra phơi, sàng lọc ra nhiều chủng loại... Trong nhà có gần 10 lò sấy, liên tục đỏ lửa, có 2 - 3 người đổ từng mẻ bã trà vào lò sấy. Sau khoảng 2 giờ, cánh trà se cuốn, mẻ bã trà được đổ ra thành đống cạnh lò...

Bốc một nắm trà đã được sấy xong, đưa lên mũi ngửi, không thấy mùi vị gì. Nhưng về mặt cảm quan, những lá trà khô, màu đen cứng, se lại, không khác gì trà được bỏ vào bọc, bán ký ngoài thị trường.

Theo các công nhân, sau khi sấy thôi, trà được chia làm nhiều loại, loại tốt, loại vừa, loại xấu, rồi chở về thành phố ướp hương, trộn lài, bán cho các trại hòm để ướp xác. Nhưng người khác lại nói bán làm trà uống, có giá 10.000 đồng/kg...

phoi-tra-thai-thanh-tra-xin-phunutoday.vn
Người giẫm chân lên trà... Ảnh: LĐO.

Ông chủ Hoàng cho biết: “Trước bã trà được các công ty cho không, nhưng nay họ bán từ 200 - 300 đồng/kg. Tôi phơi, sấy, bán làm trà ướp xác người chết cho các trại hòm, giá từ 2.000 - 4.000 đồng/kg”.

Bám theo các xe chở trà từ cơ sở trên đi ra, xe trà này về tập kết tại địa chỉ 245/61B Hòa Bình, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, TP.HCM. Và từ đây, trả được những người đi xe máy tới lấy đưa đi ướp hương và phân phối khắp thành phố.

Hồi đàu tháng 4 vừa qua, dư luận cũng hoang mang khi hay tin trà chanh vỉa hè tại TP. HCM được làm từ chất tạo hương trà, hương chanh và chất tạo màu trà là có thể chế biến thành trà chanh.

Tại Hà Nội, trước đó báo chí cũng phản ánh trà chanh vỉa hè được làm từ trà “ướp xác” mua tại chợ Đồng Xuân,

Hôm 27/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) công bố kết quả kiểm nghiệm trà chanh hè phố tại TP.HCM.

Theo đó, kết quả kiểm nghiệm 7/7 mẫu trà chanh không phát hiện kim loại nặng (Pb, Hg, As, Cd), phẩm mầu công nghiệp và đường hóa học (Cyclamate).

Như vậy, đến thời điểm hiện tại kết quả giám sát vẫn chưa phát hiện trà chanh hè phố có các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

  • P.V (tổng hợp)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Tin nên đọc