Những biểu hiện của bệnh táo bón
- Đại tiện ít hơn 3 lần trong 1 tuần.
– Hiếm khi đi ngoài ra phân mềm, trừ khi dùng thuốc nhuận tràng.
– Có từng cơn đau quặn bụng. Phân rắn thành cục, màu đen, mật độ cứng có thể dính theo máu tươi do cọ xát vào niêm mạc hậu môn, có khi dính theo những chất nhầy của đại tràng, trực tràng.
– Đi đại tiện khó khăn, mỗi lần đại tiện phải rặn mạnh, phải vận dụng nhiều cơ thành bụng và cơ hoành để tống phân ra ngoài.
– Cảm giác đi không hết phân, vướng, tắc vùng hậu môn.
– Nếu táo bón kéo dài có thể gây nên những rối loạn toàn thân như nhức đầu, đánh trống ngực, thay đổi tính nết (hay cáu gắt…).
Lưu ý: Ngay khi có biểu hiện khó khăn khi đại tiện, đại tiện ít hơn 3 lần trong 1 tuần, phân khô rắn… thì bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn trực tràng để sớm được điều trị, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Những phương pháp nào dùng để điều trị táo bón?
Để điều trị bệnh táo bón nhẹ, bạn phải thay đổi lối sống, như tập thể dục nhiều hơn và uống thêm nước (1.5 đến 2 lít mỗi ngày) và ăn thêm chất xơ.
Tốt nhất nên tránh sử dụng thuốc nhuận tràng vì bạn dễ bị phụ thuộc vào thuốc. Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng phương thuốc nhuận tràng thiên nhiên như rau mông tơi, đu đủ hoặc chuối.
Bạn nên cân bằng thời gian mỗi ngày cho việc đại tiện được thoải mái. Uống nước và cà phê nóng vài phút trước khi đi có thể giúp kích thích nhu động trực tràng.
Lưu ý: Đối với tình trạng táo bón vừa và nặng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc đặt làm mềm phân, thuốc nhuận tràng, và thụt tháo. Bác sĩ sẽ không dùng thuốc nhuận tràng quá mạnh trừ khi các cách trên không hiệu quả.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn