Trong khi Bộ Giao thông vận tải lấy dân để “thí nghiệm” chính sách, sai đâu sửa đấy, Bộ Y tế lại vận dụng chiến lược bất ngờ, bí mật, âm thầm đẩy người dân vào thế đã rồi.
Bộ GTVT khiến người dân khá hài lòng làm “chuột bạch” |
Không giống Bộ Giao thông vận tải, khi người dân phản đối chính sách đưa ra sẽ cho dừng thực hiện để nghiên cứu sửa đổi, hoặc áp dụng “thí điểm” để rút kinh nghiệm, dù cũng bị phản đối nhưng trong câu chuyện viện phí, Bộ Y tế lại chọn phương án là âm thầm tăng, chia nhỏ để tăng khiến nhiều người bất ngờ, khi biết thì… chuyện đã rồi.
Ngày 29/2/2012, liên bộ Y tế - Tài chính ban hành Thông tư liên tịch quy định mức tối đa khung giá 447 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
Viện phí đã tăng, nhưng dịch vụ vẫn vậy, cảnh chen lấn, đợi chờ, nằm chung giường... vẫn diễn ra tại các bệnh viện. Ảnh người dân đợi làm thủ tục khám bệnh tại Bệnh viện K Hà Nội. |
Ngay khi Thông tư này được ký ban hành, dư luận đã lập tức lên tiếng phản đối, không chỉ giá dịch vụ y tế đưa ra quá cao, không có cơ sở, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh cũng chưa tương xứng với số tiền của người dân bỏ ra. Khi xây dựng khung giá dịch vụ y tế, nhiều bệnh viện còn bắt người dân phải chi trả cả những chi phí khôi hài.
Tại nhiều bệnh viện, tình trạng quá tải, nằm chung giường, thậm chí không có giường để nằm diễn ra rất phổ biến, người bệnh phải xếp hàng cả ngày để được thăm khám. Thậm chí, tại không ít bệnh viện, để được các bác sĩ, y tá chăm sóc tận tình người bệnh phải bỏ phong bì đưa tận tay cán bộ y tế, nếu không vết khâu sau mổ không đẹp, mũi tiêm không êm…
Ngành y tế hiện nay đang đi theo quy trình ngược, thay vì thực hiện nâng cấp chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh để được tăng giá dịch vụ (trả phí theo dịch vụ được thụ hưởng), đã chọn cách có lợi cho ngành để đẩy thiệt hai cho dân, đó là tăng giá trước rồi lấy tiền thu được để nâng cấp chất lượng khám, chữa bệnh.
Theo quy đình đó, sẽ không công bằng với những người phải nộp viện phí cao nhưng dịch vụ nhận được vẫn như cũ, không được thụ hưởng dịch vụ tương ứng.
Thậm chí, khi tăng giá, rất nhiều bệnh viện đã “âm thầm” tăng, không niêm yết hay thông báo công khai để người bệnh biết, như bệnh viện K, bệnh viện Bạch Mai…
Khi xây dựng khung viện phí mới, nhiều bệnh viên đã cho thêm rất nhiều hạng mục phí vô lý, như các bác sĩ thường không đi găng tay trong quá trình siêu âm, nhưng cơ cấu xây dựng giá dịch vụ siêu âm lại kê 2 đôi găng/lần siêu âm; có nơi xây dựng cứ 2 bệnh nhân là thay 1 đôi găng tay; mỗi các bác sĩ sẽ thay mũ, khẩu trang khoảng 4-5 lần/ngày, nhưng thực tế thì các bác sĩ chỉ đeo 1 khẩu trang, 1 mũ trong suốt buổi sáng; rồi tiền mực in; tiền giấy A4 cũng được kê khai mức giá khá cao…
Theo một thống kê chưa chính thức, từ tháng 6/2012 tới hết tháng 12/2012, cả nước đã có 45/64 tỉnh, thành thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế với mức phổ biến từ 60% đến 80% giá tối đa. Ở tuyến Trung ương, có 34/38 bệnh viện thuộc Bộ Y tế thực hiện điều chỉnh giá với mức tăng trung bình ở các bệnh viện nhóm 1 khoảng 95-96% so với khung giá tối đa, mức tăng bệnh viện nhóm 2 là 92,5%, nhóm 3 là 88,5%.
- Phạm Thanh
[links()]