Tư vấn điều trị thai ngoài tử cung đúng cách

( PHUNUTODAY ) - Việc mang thai ngoài tử cung ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của phụ nữ và lần mang thai sau. Vì vậy, khi phát hiện thai ngoài tử cung, cần điều trị đúng cách để tránh những hậu quả về sau.

 Vì sao mang phải ngoài tử cung ?

Tử cung hay còn gọi là dạ con, là cơ quan sinh sản của người phụ nữ. Khi mang thai, bào thai sẽ phát triển tại đó. Vì một lý do nào đó, vòi trứng bị tắc hoặc hẹp, hoặc do trứng di chuyển chậm hơn bình thường, trứng đã thụ tinh sẽ nằm lại bên ngoài tử cung và phát triển tại đó, dẫn đến tình trạng thai nằm ngoài tử cung.

tc

Thai ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi trứng (thường gặp nhất), hoặc bám phía trên buồng trứng, thậm chí nằm trong ổ bụng hay nằm tại cổ tử cung.

Trong đó, thai ngoài tử cung ở vị trí ngay chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung là nguy hiểm nhất vì khó chẩn đoán được sớm. Khi thai vỡ sẽ gây mất máu nhiều và nhanh, ảnh hưởng đến khả năng có thai sau này.

Viêm nhiễm sinh dục sẽ làm tắc, hẹp vòi trứng và dễ gây ra thai ngoài tử cung. Tình trạng viêm nhiễm thường dễ xuất hiện và phát triển âm thầm sau nạo phá thai

Vòi trứng cũng có thể tắc hay hẹp do bẩm sinh hoặc do can thiệp trước đó trên vòi trứng. Những lần mổ ở vùng bụng cũng có thể gây viêm dính bên trong hay bên ngoài vòi trứng và làm thay đổi hướng đi của vòi trứng. Do đó, vòi trứng có thể bị kéo dài, bị gập góc...

Dấu hiệu nhận biết

- Đau nhói ở vùng bụng, xương chậu

- Đau dai dẳng phía bên phần bụng

- Nổi huyết hoặc xuất huyết âm đạo

- Chóng mặt hoặc choáng váng

- Áp lực phần trực tràng.

Cách điều trị khi phát hiện mang thai ngoài tử cung

thai

Phẫu thuật là cách điều trị chủ yếu từ trước tới nay, gồm mổ bụng hở và mổ qua nội soi. Trong thời gian gần đây, nội soi đã được áp dụng khá rộng rãi. Phẫu thuật nội soi là mở một vài lỗ nhỏ ở thành bụng, đưa dụng cụ phẫu thuật vào và qua các dụng cụ này thực hiện các thao tác để lấy khối thai.

Tuy phẫu thuật nội soi đòi hỏi nhiều điều kiện về kỹ thuật, trang bị..., nhưng so với mổ hở, bệnh nhân ít bị dính vùng bụng sau mổ hơn.

Chất hiện đang được sử dụng là Methotrexate, là một chất cạnh tranh với acid folic, thành phần quan trọng trong chu trình làm việc và tăng trưởng của tế bào. 

Thuốc có thể được chích vào bắp cơ một lần duy nhất hay nhiều lần, hoặc chích thẳng vào khối thai. Sau khi tiêm thuốc, bệnh nhân được theo dõi từ 3-4 tuần, kéo dài hơn so với điều trị phẫu thuật.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn