Các nguyên nhân gây ra đau bụng
Có rất nhiều căn bệnh có thể gây ra tình trạng đau bụng, Tuy nhiên ở mức độ đánh giá nghiêm trọng và tác động mạnh đến sức khỏe của bệnh nhân thì chủ yếu bởi:
- Đầy bụng ợ chua, gặp phải chứng ăn không tiêu sau khi ăn
- Do các loại virus bất lợi trong dạ dày hoạt động, làm rối loạn hệ tiêu hóa
- Do ngộ độc thức ăn, hoặc các chất độc tố không có lợi cho sức khỏe nói chung và ổ bụng nói riêng
- Do bia rượu, đồ uống có gas các chất kích thích khác
- Do trào ngược, xung huyết dạ dày, đau dạ dày ở bệnh nhân
- Đau bụng xảy ra do biến chứng của một số bệnh lý khác như viêm túi mật, viêm tá tràng, sỏi thận…
- Do tắc ruột, quá trình hấp thụ thức ăn kém, dạ dày co bóp nghiền nát thức ăn không hiệu quả.
Đau bụng trên rốn
Nếu như bạn đang bị đau bụng trên rốn thì có thể bạn đang mắc phải một số dạng bệnh lý sau đây:
+ Bệnh về dạ dày như viêm loét hành tá tràng, viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mãn tính, trào ngược dạ dày thực quản, thậm chí là ung thư dạ dày.
+ Bệnh về gan mật: Sỏi mật, giun chui vào trong ống mật, viêm túi mật cấp tính – mãn tính, áp xe gan, ung thư gan, viêm gan…
+ Bệnh về đại tràng như lồng ruột, túi thừa đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp tính – mãn tính, ung thư đại tràng.
+ Một số bệnh khác như tắc mạch lách, lách to, ung thư tụy, viêm tụy cấp…
Đau bụng dưới rốn
Cơn đau bụng dưới rốn xuất hiện cảnh báo người bệnh có thể gặp phải những chứng bệnh sau:
+ Bệnh sinh dục nữ: Viêm buồng trứng, u xơ tử cung, viêm phần phụ, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, u nang buồng trứng xoắn…
+ Bệnh về hệ tiết niệu: sỏi niệu quản, sỏi thận. viêm đường tiết niệu, sỏi bàng quang…
+ Bị đám quánh ruột thừa, viêm ruột thừa, ung thư trực tràng, ung thư đại tràng sigma…
Đau bụng bên phải ngang rốn
+ Nó đang cảnh báo bạn có nguy cơ bị sỏi thận. Lúc này những cơn đau quặn thận xuất hiện khiến người bệnh khó chịu, đau đớn.
Đau bụng bên trái ngang rốn
Đau bụng bên trái ngang rốn là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều chứng bệnh khác nhau.
+ Phổ biến nhất là bệnh phụ khoa gặp ở nữ giới
+ Cơ thể bị nhiễm trùng
+ Rối loạn tiêu hóa
+ Viêm loét đại tràng, viêm túi thừa, bệnh Crohn.
Nên làm gì khi bị đau bụng?
Khi bị đau bụng cần đi khám bệnh ngay, đi càng sớm càng tốt, đau bụng nhiều, dữ dội, liên tục, có tiền sử bệnh dạ dày hoặc bệnh gan, mật. Riêng đau hố chậu phải cần hết sức thận trọng, đôi khi chỉ đau âm ỉ nhưng lại là viêm ruột thừa cấp, để muộn sẽ bị vỡ gây viêm phúc mạc, hậu quả rất xấu. Đối với nữ giới khi đau hố chậu ngoài việc cảnh giác với bệnh ruột thừa cũng cần cảnh giác với bệnh u nang buồng trứng xoắn hoặc chửa ngoài dạ con.
Không nên tự chẩn đoán bệnh và tự mua thuốc để điều trị, bởi vì làm như vậy bệnh không những không khỏi, đôi khi còn nặng hơn thậm chí gây nguy hiểm cho người bệnh.