Ăn chơi, cờ bạc, thích quát nạt
Trong làng của chúng tôi có một gia đình như thế này. Nhà người đàn ông đó vốn được coi là một gia đình trung lưu. Người đàn ông kiếm được khá nhiều tiền nhờ làm việc chăm chỉ trong những năm qua.
Tuy nhiên, cuộc sống của gia đình anh lại đầy lục đục, suốt ngày chỉ nghe thấy vợ anh la mắng, hôm thì mắng anh bất tài, hôm thì mắng mẹ chồng xen vào việc riêng của mình. Cả làng không ai dám khuyên can cô. Chồng đi xây dựng quanh năm ở ngoài, còn cô ở nhà thì suốt ngày quanh quẩn bên sòng bạc, khi không có tiền thì gọi điện cho chồng đòi tiền. Một cô con dâu như vậy là cơn ác mộng bất tận đối với những gia đình ở nông thôn.
Không chung thủy
Cách đây một khoảng thời gian, một người bạn cùng lớp với tôi đã tiết lộ lý do anh ấy ly hôn như thế nào. Cụ thể là anh và vợ quen nhau qua mai mối. Khi cả hai kết hôn, vì chuẩn bị sính lễ cho nhà gái tốn khá nhiều, nên sau khi cưới, cuộc sống hai vợ chồng khá vất vả.
Sau khi kết hôn, vợ anh nghỉ việc và cả ngày không làm gì, kể cả đi chợ, nấu cơm hay giặt quần áo cũng phải đến tay anh. Mỗi lần đi làm về, chỉ thấy vợ đang ngồi buôn điện thoại. Ban đầu, lương của anh là tám nghìn nhân dân tệ (khoảng 26 triệu đồng) một tháng, nhưng vợ anh lại tiêu gần hết khiến cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn.
Một lần anh phát hiện tin nhắn của một người đàn ông lạ gửi cho vợ, đọc xong anh gần như gục ngã, hóa ra trong điện thoại di động của cô có rất nhiều người tình trong cùng một thành phố. Anh tức giận hỏi: "Cô chẳng phải làm gì chỉ ở nhà hưởng phúc, tại sao còn phản bội tôi". Thay vào đó, người vợ nói rằng chồng chỉ biết cắm mặt đi làm, không quan tâm tới cô ta. Người chồng thực sự chịu không nổi, cuối cùng lựa chọn ly hôn.
Vì vậy, nhiều người nói rằng “Lấy vợ thì nên lấy vợ đức hạnh, vợ đức hạnh thì ít hại chồng”. Nếu lấy phải người con dâu có tật xấu, kể lể, gieo rắc bất hòa, khiến gia đình tranh chấp triền miên, hàng xóm thường xuyên xung đột, anh em không hòa thuận, người vợ như vậy chính là khởi đầu của tai họa trong gia đình.