Đòi hỏi ''phải''
Người xưa có câu: Cho đi quả mận thì nhận lại quả đào. Một mối quan hệ thực sự lâu dài là mối quan hệ hai chiều, một tấm. Không có mối quan hệ nào có thể duy trì bằng nỗ lực của một bên. Nếu bạn lúc nào quen với việc nhận được thì bạn sẽ xem lòng tốt của người khác là ''phải có''. Nếu bạn quên biết ơn, không đáp lại người khác thì bạn sẽ trở nên lãnh cảm.
Làm gì có ai trên đời có thể đối xử tốt với bạn mãi mãi được, dù đó là cha mẹ của bạn, người thân, bạn bè.
Có lẽ không ít những người sẵn sàng làm điều tốt với bạn mà chẳng cần đòi hỏi. Nhưng bạn nên biết ơn để họ cảm thấy việc họ làm là xứng đáng. Nếu cứ mù quáng đòi hỏi thì bạn sẽ khiến người ta vô cùng thất vọng.
Quá để tâm, quá toan tính
Người xưa luôn bảo: Nước trong thì không có quá, người quá xét nét thì không có bạn. Vàng không có vàng nguyên chất, con người cũng không có ai là hoàn hảo.
Khi chung sống hay làm việc với người khác, bạn lúc nào quan tâm đến đúng sai, lúc nào sợ mình phải chịu thiệt thì bạn sẽ sống một mình.
Khi đối mặt với cha mẹ thì bạn lúc nào cũng quan tâm đến những ý kiến đúng sai, những điều không hợp nhau, chính điều này dẫn đến sự xa cách.
Cuộc đời này vốn là một chuyến đi dài, nếu có thể gặp nhau thì đó chính là cơ duyên. Hãy trân trọng.
Đánh giá quá cao
Đừng đánh giá quá cao bất kỳ ai, hay bất kỳ mối quan hệ nào. Chúng ta không nên đặt hi vọng quá nhiều vào người khác.
Nếu người đó thân thiết với bạn thì chắc chắn bạn sẽ dành nhiều thời gian và sức lực cho người đó, đặt niềm tin vào người đó. Nhưng khi đối phương không đáp ứng được nguyện vọng của bạn thì bạn sẽ là người tổn thương mà thôi.
Nếu chỉ là người quen bình thường, bạn không thể nhận ra vị trí của mình trong lòng ai đó.