Các nhà khoa học phản biện gay gắt ý kiến 2 mộ cổ Ciputra thuần Việt

06:25, Thứ hai 25/04/2011

( PHUNUTODAY ) - Ngạc nhiên trước ý kiến “hai ngôi mộ cổ ở Ciputra hoàn toàn thuần Việt”, nhiều nhà khoa học bảo vệ ý kiến của PGS. Nguyễn Lân Cường.

(Phunutoday) - Ngạc nhiên trước ý kiến “hai ngôi mộ cổ ở Ciputra hoàn toàn thuần Việt” của TS. Phạm Quốc Quân- Ủy viên hội đồng Giám định cổ vật Quốc gia, nhiều nhà khoa học phản biện gay gắt và “bỏ phiếu” tán thành cho ý kiến của PGS. TS Nguyễn Lân Cường “2 ngôi mộ cổ tại Ciputra 95% là của người Hán, thuộc thời Lục Triều”.

Sau khi đọc bài trả lời phỏng vấn của TS. Phạm Quốc Quân trên Phunutoday, nhiều nhà khoa học, những người làm trong Viện khảo cổ học cảm thấy ngạc nhiên và bất đồng với ý kiến 2 ngôi mộ đó là của người Việt.

Các nhà khoa học đã phải đưa các ý kiến lên bàn tranh luận trong cuộc họp sáng ngày 23/4 do Sở Văn hóa thể thao & Du lịch tổ chức bàn về việc giữ hay di dời 2 ngôi mộ cổ, giếng cổ về bảo tàng Hà Nội.

Các nhà khoa học hội ý ngay bên khu mộ và giếng cổ. (Ảnh Nguyễn Hưng VNE)
Các nhà khoa học hội ý ngay bên khu mộ và giếng cổ. (Ảnh Nguyễn Hưng VNE)

Để làm rõ hơn vấn đề này phóng viên Phunutoday đã trao đổi trực tiếp và ghi lại ý kiến của 2 nhà khoa học chuyên nghiên cứu về khảo cổ lịch sử thuộc Viện Khảo cổ lịch sử.

Ông Nguyễn Duy Chiến, nguyên cán bộ Viện Khảo cổ học, ông tốt nghiệp Khoa Khảo cổ trường Bắc kinh – Trung Quốc, sau đó được cử về dạy Sử ở Đại học Tổng hợp, sau ông chuyển về làm ở Viện Khảo cổ lịch sử. Từng có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khai quật và nghiên cứu về các ngôi mộ cổ có cấu trúc và quy mộ giống 2 ngô mộ tại Ciputra. Ông Chiến nhấn mạnh rằng: 2 ngôi mộ cổ ở Ciputra thuộc thời Lục Triều vào khoảng cuối thế kỷ thứ 4 đến đầu thế kỷ thứ 6. Chủ nhân của 2 ngôi mộ đó được dự đoán là của 4 tầng lớp người, có thể là của quan lại người Hán, của quan lại người Việt đã bị Hán hóa, hoặc là của thương nhân người Hán hoặc của thương nhân người Việt đã bị Hán hóa.

Giếng cổ được xây rất đặc biệt. Các nhà khoa khọc đánh giá giếng này quý và hiếm nên sẽ được bê nguyên về bảo tàng
Giếng cổ được xây rất đặc biệt. Các nhà khoa khọc đánh giá giếng này quý và hiếm nên sẽ được bê nguyên về bảo tàng trưng bày. (Giếng cổ có độ sâu là 6,5m)

Nhìn vào cấu trúc và kỹ thuật xây sơ sài của ngôi mộ thì ông Chiến khẳng định nó thuộc chủ nhân là thương nhân người Việt đã bị Hán hóa hoặc của thương nhân người Hán.

Ông Chiến cũng cho biết trên lãnh thổ Việt Nam có rất nhiều những ngôi mộ kiểu như thế này, ông đã từng tham gia khai quật nhiều ngôi mộ giống kiểu 2 mộ này ở Quảng Ninh, Hải Dương, Đông Anh, Thanh Hóa thuộc thời Lục Triều và một số những ngôi mộ thuộc thời Tùy Đường. Hàng trăm ngôi mộ cổ ở các vùng Quảng Ninh, Hải Dương được xây cất cẩn thận và quy mô lớn tên lửa có thể chui vừa. Ông Chiến cho rằng những ngôi mộ đó là của những quan lại người Hán.

Gần đây, ông cũng tham gia đào ngôi mộ cổ ở Văn Khê – Quốc Oai – Hà Nội và thu được hơn 30 hiện vật lớn là các bình gốm, tiền Ngũ Thù... Tiền Ngũ Thù là của thời Đông Hán nên việc xác định niên đại ngôi mộ đó rất dễ ràng.

Ở Cổ Loa (Đông Anh) cũng đã đào được ngôi mộ nhỏ giống như 2 ngôi mộ cổ ở Ciputra. Nhiều ngôi mộ còn được xây cầu kỳ hơn. Người ta xây thêm 2 cánh hai bên mộ để chứa những đồ vật, trang sức...

Đặc trưng cấu trúc của những ngôi mộ thời Lục Triều xây nhỏ, họ chôn những con vật ví dụ như chó ở dưới sau đó san bằng và xếp gạch thành mặt bằng rồi xây thành mộ, sau đó mới gánh đất đắp lên thành gò chứ không đào huyệt chôn như của người Việt. Và gạch làm mộ của họ ở phần thân là gạch hình chữ nhật, trên nóc thì học làm bằng những viên gạch hình múi bưởi. Khi xây đến đỉnh thì họ xây tạo vòm cong như vòm cống.

Hiện ở thành cổ Luy Lâu thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh vẫn còn rất nhiều những gò đất bên dưới là những mộ cổ của người Hán.

Thành Cổ Luy Lâu là nơi cai trị của nhà Hán thời Bắc thuộc nên có rất nhiều mộ người Hán chôn dưới đó. Còn có một số ngôi mộ thuộc thời Tùy Đường muộn họ xây cất rất nhỏ.

Ông Phạm Như Hồ nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu Khảo cổ lịch sử khi trao đổi với phóng viên Phunutoday  cho biết, Viện Khảo cổ đã khai quật được hơn 100 ngôi mộ kiểu như 2 ngôi mộ này và rất nhiều những mộ lớn có quy mộ gấp cả chục lần 2 ngôi mộ này, ông khẳng định chúng có niên đại thời Lục Triều.

Ông rất ngạc nhiên và phản đối ý kiến của ông Phạm Quốc Quân cho rằng 2 ngôi mộ và các hiện vật thu được đó thuần Việt. Ông Hồ khẳng định ngay rằng “2 ngôi mộ đó có niên đại Lục Triều vào khoảng thế kỷ thứ 5- 6 và mang đặc trưng của người Hán chứ không phải của người Việt như ông Quân nói”, chủ nhân của nó là người Hán hoặc người Việt đã bị Hán hóa.

Đặc trưng của người Trung Quốc xây mộ là mộ gạch, vì nước ta bị người phương Bắc xâm lược và cai quản 1000 năm mà chúng ta hay goi là 1000 năm Bắc thuộc. Phong cách mộ thời  Hán, thời Tùy Đường, thời Lục Triều khác nhau, mỗi thời có một phong cách khác nhau.

Hiện nay, đa số các nhà khoa học đều có ý kiến cho rằng phong cách mộ này là thuộc niên đại thời Lục Triều. Chủ nhân của ngôi mộ này không phải của quan lại vì mộ xây chưa đúng kỹ thuật và không kỹ lưỡng như những ngôi mộ kiểu này đã đào thấy ở nhiều nơi như Mạo Khê - Quảng Ninh, Hải Dương...Và càng không phải của người dân Việt, vì dân thì không có điều kiện để xây cất như thế và đặc trưng xây mộ của người Việt thường xây miệng rộng và có đào huyệt chứ không xây theo kiểu lát gạch và đổ đất thành gò.

Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Nguyễn Lân Cường cương quyết bảo vệ quan điểm của mình về niên đại, cấu trúc, lịch sử của ngôi mộ là thuộc thời Lục Triều, niên đại khoảng thế kỷ thứ 5-6. Ông Cường cho biết sau khi bóc gạch ở hai ngôi mộ về trưng bày tại bảo tàng, ông sẽ mang những mảnh gỗ phía dưới ngôi mộ về phân tích bằng phương pháp  C14 để xác định chính xác niên đại của 2 ngôi mộ...

Kết quả buổi họp sáng ngày 23/4 của Sở VHTT&DL Hà Nội đã thống nhất: sẽ đưa toàn bộ giếng cổ về bảo tàng Hà Nội để trưng bày, vì chiếc giếng rất đẹp và quý hiếm. Còn 2 ngôi mộ cổ sẽ bóc lấy gạch mang về bảo tàng trưng bày. Ông Nguyễn Đức Hòa, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, việc di dời sẽ thực hiện sớm trong vài ngày tới để nhanh chóng giải phóng mặt bằng trả lại đất cho đơn vị đang thi công. Vào đầu tuần sau Sở sẽ có báo cáo gửi UBND thành phố để xin quyết định chính thức.
  • Thu Trinh
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc