Cách chọn bưởi Da xanh và bưởi Diễn ngon
Cách chọn bưởi Diễn ngon bạn dựa vào các dấu hiệu sau:
- Nên chọn những quả có hình dáng tròn đều (không dài) và cầm chắc tay.
- Khối lượng quả dao động từ 0,9 -1 kg (nếu bạn chưa biết thì có thể áng chừng bằng cách chọn những quả có kích thước chừng 2-3 nắm tay).
- Chọn những quả bưởi Diễn có mùi thơm dịu nhẹ là bưởi đạt chuẩn.
- Chọn những quả bưởi Diễn có vỏ hơi xấu, da nhăn, màu vàng sẫm. Bên cạnh đó bạn có thể kiểm tra độ dày/mỏng của vỏ, dùng tay búng nhẹ vào vỏ bưởi, nếu phát ra tiếng “cạch cạch” đó là bưởi ngon.
Nếu bấm và thấy quả mềm và dễ thì là bưởi xộp, không ngon. Với những quả hơi héo, chỉ cần bóp nhẹ là bạn cũng có thể cảm nhận được phần ruột bên trong. Đây là bưởi lứa hoa 1 nên ăn rất ngọt.
- Cuống quả bưởi Diễn càng nhỏ càng ngon.
Cách chọn bưởi Da xanh
Để có những quả da xanh ngon bạn nên dựa vào những dấu hiệu dưới đây:
- Vỏ quả: Những quả bưởi da căng, màu sắc hơi ánh vàng, gai quả to, khi bạn cầm cảm giác trái đều đặn. Vỏ quả sáng bóng, không bị mềm hay bị nhăn nheo, với những quả có vết lốm đốm trên quả bạn cũng nên loại bỏ ngay.
- Trọng lượng: Khi nhấc những quả bưởi da xanh lên và so chúng với những quả bưởi khác cùng loại bạn sẽ có cảm giác những trái bưởi này nặng hơn. Nên chọn những quả bưởi có từ 1 kg trở nên (tất nhiên bạn không cần chọn những quả quá to), nhưng đối với bưởi da xanh dưới 1 kg thường dễ gặp những trái chưa đủ già hoặc phát triển nơi đất cằn, khi ăn sẽ mất vị ngon đặc trưng.
- Cuống bưởi: Cuống của quả bưởi da xanh phải còn tươi và dính chắc. Dùng ngón tay bấm vào quả bưởi, nếu thấy cuống sụt thì đó là bưởi tươi, còn phần cuống dai là bưởi đã để lâu ngày, héo.
- Độ mỏng/dày của vỏ quả: Để phân biệt bưởi da xanh dày hay mỏng vỏ, bạn dùng tay búng nhẹ vào quả. Những quả mỏng sẽ phát ra tiếng “cạch cạch”, còn đối với quả dày sẽ phát ra tiếng “bụp bụp”. Còn một cách nữa là dùng ngón tay bấm vào quả, nếu thấy vỏ căng, da quả cứng đó là bưởi già, khi ăn sẽ ngọt ngon.
Cách bảo quản bưởi lâu hỏng
Bước 1: Bưởi chín đến độ chuẩn mới được thu hoạch. Trong quá trình thu hoạch, tránh để bưởi bị dập hay trầy xước vì chỉ cần một vết trầy xước nhỏ sẽ khiến cho quả nhanh bị thối hỏng và dễ lan sang các quả khác xếp gần đó.
Bước 2: Cho bưởi vào rửa trong chậu nước lã có hòa lẫn với chút vôi bột để sát khuẩn nhằm loại bỏ hết các mầm sâu bệnh còn xót lại trên quả bưởi.
Bước 3: Ngay trong chậu nước, chúng ta tiến hành cắt cuống bưởi. Sau đó, vớt bưởi ra ngoài, dùng khăn lau cho khô ráo hoàn toàn.
Bước 4: Hòa lẫn vôi bột với chút nước cho hơi nhão ra (không được để loãng) rồi phết hỗn hợp này lên cuống bưởi. Tuy nhiên, khi hòa vôi xong phải chờ cho vôi nguội hẳn chứ không được sử dụng lúc vôi đang nóng.
Nếu bảo quản lượng quả bưởi nhiều nên kê gạch ở một góc nhà hay gian nhà nơi khô ráo, sau đó cho 1 lớp cát lại xếp 1 lớp quả bưởi, các bước làm như giới thiệu ở phần trên. Cách này quả bưởi có thể giữ tươi lâu được 1,5-2 tháng sau thu hoạch.