Trẻ sơ sinh bị thủy đậu cha mẹ nên làm gì?
Hiện nay trên thị trường vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu nhưng bạn có thể giảm thiểu tối đa biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: viêm phổi, nhiễm trùng máu,… thậm chí là tử vong.
Do vậy, để làm được điều đó, cha mẹ nên đặc biệt chú ý đến phương pháp chăm sóc, điều trị cho bé đúng cách:
Để bé nằm nghỉ trong phòng sạch sẽ, tránh nơi đông người.
Luôn đeo bao tay và xoa phấn rôm, bột tan khắp người cho bé để giảm ngứa.
Tránh xa vị trí thủy đậu nhằm hạn chế tình trạng vỡ bọng nước.
Cho bé bú thường xuyên, nhiều lần trong ngày.
Dùng dung dịch xanh metylen chấm vào vị trí bé bị thủy đậu.
Dùng thuốc chống ngứa như chlopheniramin theo chỉ định của bác sỹ chuyên môn.
Khi trẻ bị sốt, người thân của bé nên dùng acetaminophen. Tuyệt đối không dùng aspirin hoặc thuốc có chứa thành phần này sẽ làm tổn thương não, gan và dẫn tới tử vong cho trẻ.
Một số lời khuyên khi chăm sóc trẻ khi bị thủy đậu
1.Giữ vệ sinh sạch sẽ
Khi bị thuỷ đậu, nhiễm trùng là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện chủ yếu là nhiễm trùng da. Khi lên những nốt đỏ, trẻ hay bị ngứa thường gãi làm nốt đậu bị vỡ, trầy xước da khiến vi trùng bên ngoài dễ dàng xâm nhập làm lên mủ và sẽ để lại sẹo lõm. Nặng hơn, vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu, gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não… rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh bị tử vong.
Theo lời khuyên của các bác sĩ thì các mẹ phải vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng cách lấy lá ổi, lá đắng rửa sạch, đun sôi để hơi âm ấm, rồi dùng khăn xô mỏng mềm nhúng nước lau người nhẹ nhàng cho trẻ.
Cần lưu ý, khi lau, tắm cho trẻ cần phải rất nhẹ nhàng, tuyệt đối không để nốt đậu bị trợt, chảy nước, vì nếu nước trong nốt đậu chảy đến đâu là mụn đến đấy, chỉ trong vòng 1 – 2 ngày là lên khắp cả người.
Sau khi lau rửa cho trẻ, lại dùng khăn xô khô thấm khô người cho trẻ, rồi mặc cho trẻ quần áo rộng rãi, mềm, thoáng mát. Nếu được điều trị đúng cách và giữ vệ sinh sạch sẽ, chỉ sau 7 – 10 ngày, nốt đậu sẽ xẹp xuống, khô và bong vảy rồi vết thâm sẽ hết sau một thời gian, không để lại sẹo.
2. Cần cách ly người bệnh:
Thuỷ đậu rất dễ lây qua đường hô hấp và lây do tiếp xúc với mụn nước hoặc các dụng cụ sinh hoạt có chứa siêu vi trùng này. Muốn điều trị nhanh chóng, đầu tiên phải cách ly người bệnh.
Dù chỉ xuất hiện vài ba nốt đậu cũng phải cách ly với tất cả các trẻ khác, kể cả người lớn chưa bị bệnh này, nếu không nguy cơ lây lan rất nhanh. Hơn nữa, thường mỗi người chỉ bị thủy đậu một lần và có miễn dịch dài, nhưng nếu sức đề kháng yếu có thể bị tái phát khi có dịch, vì vậy, dù con bạn đã từng bị thuỷ đậu, cũng nên lưu ý không cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị để tránh nguy cơ tái phát.
3. Vệ sinh phòng ở cho trẻ cẩn thận, sạch sẽ:
Cần vệ sinh phòng ốc, giường chiếu, ga đệm sạch sẽ. Cho trẻ nằm trong phòng kín gió nhưng không được ẩm thấp và cần nhớ luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhắc trẻ không được gãi vỡ nốt đậu.
4. Chú ý cách điều trị cho trẻ bị thủy đậu:
Trong trường hợp trẻ chỉ bị loét vài nốt mụn, có thể dùng nước ôxy già rửa vết loét rồi dùng bông chấm khô nhưng cần lưu ý, cho bệnh phẩm vào túi nilon bọc kín để tránh lây bệnh cho người khác. Sau đó, bôi thuốc đúng vào giữa nốt đậu (tuy nhiên, có nhiều loại thuốc phù hợp với từng thể bệnh nặng hay nhẹ, do đó, muốn cho trẻ uống hay bôi loại thuốc gì cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa).
Trong quá trình điều trị cha mẹ cần theo dõi kỹ, kịp thời đưa trẻ nhập viện ngay khi có biến chứng. Khi bị vỡ, trợt nhiều nốt đậu, cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được điều trị
5. Hãy cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng
Trong suốt thời kỳ bị bệnh, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những đồ dễ tiêu, không nhất thiết phải kiêng khem trừ khi trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó.
Đặc biệt, nên cho trẻ ăn đồ loãng, uống nước canh gà, uống nhiều nước để bù nước do trẻ bị mất nước khi mụn vỡ, trợt.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ nhé!