Cách giáo dục con cái của người xưa đáng để học tập

( PHUNUTODAY ) - Cách giáo dục con cái thời xưa và nay có những sự khác biệt rất lớn. Có những điều chúng ta cần học tập của những bậc tiền bối xưa.

Người xưa coi giáo dục con cái là chức trách quan trọng của đời người

Gia đình xưa vừa là một tế bào của cuộc sống lại vừa là cơ sở sản xuất và cơ sở giáo dục. Người xưa coi trọng quan hệ giữa tề gia và trị quốc, nói theo ngôn ngữ hiện nay tức là quản lý gia đình và quản lý xã hội.

Trong chương Lễ Ký sách Đại Học có viết: “Người xưa muốn đức sáng chiếu khắp thiên hạ, thì trước hết họ phải quản lý tốt quốc gia của mình. Người muốn quản lý tốt quốc gia của mình, thì trước hết phải quản lý tốt gia đình mình. Người muốn quản lý tốt gia đình mình, thì trước hết phải tu tốt bản thân mình”. Cũng có nghĩa là, người xưa cho rằng “Tu thân rồi mới tề gia, tề gia rồi mới trị quốc, trị quốc rồi mới bình thiên hạ”. Vì “Cái gốc của thiên hạ là quốc gia, cái gốc của quốc gia là gia đình, cái gốc của gia đình là bản thân mình”.

Điều đó đã nói rõ ràng đầy đủ quan hệ giữa cá nhân, gia đình và quốc gia. Quản lý quốc gia phải bắt đầu từ quản lý gia đình, quản lý gia đình phải bắt đầu bằng giáo dục con cái. Xuất phát từ mục tiêu “Tề gia trị quốc”, người xưa đã coi giáo dục gia đình là “Gốc rễ của quốc gia”, rất coi trọng tác dụng của giáo dục gia đình.

Bản Gia huấn chữ nôm có câu:

“Lại khuyên con việc tề giaPhải cho cần kiệm thuận hòa là hơn”

giao-duc-teeniscover-kenh14-10-563f3

Người xưa coi việc giáo dục con cái là trọng trách của cha mẹ. Nuôi con thì phải dạy, nuôi con mà không dạy thì không những nguy hại đến bản thân mà còn nguy hại đến người khác, và càng nguy hại hơn cho quốc gia. Sách giáo khoa dạy trẻ em xưa, nổi tiếng nhất là Tam Tự Kinh cũng có câu:

“Dưỡng bất giáo, phụ chi quá,Giáo bất nghiêm, sư chi đọa”

Nghĩa là:

“Nuôi con mà không dạy dỗ, đó là cái lỗi của người cha (bậc cha mẹ)Dạy dỗ mà không nghiêm, đó là sự lười biếng của người thầy”

Trình Di, bậc thầy Nho học đời Tống nói: “Niềm vui của đời người, không gì bằng đọc sách. Việc trọng yếu nhất của đời người, không gì bằng giáo dục con cái”. Cách nhìn nhận này của người xưa cũng có nhiều ý nghĩa thực tiễn, có giá trị trong xã hội ngày nay.

Giáo dục gia đình xưa chú trọng giáo dục chí hướng

Người xưa có câu: “Người không gây dựng được chí hướng, thì không phải là người”.

Có thể thấy người xưa vô cùng chú trọng gây dựng chí hướng cao xa cho con cái, làm một người chính trực. Người xưa không những nhận ra tầm quan trọng của lập chí mà còn đề ra lập chí thế nào là tốt nhất.

Dương Kế Thịnh đời Minh nói: “Con người cần gây dựng chí hướng… Chúng ta quyết tâm gây dựng chí hướng làm người quân tử. Không câu nệ chấp vào việc có làm quan hay không, thì mọi người đều kính trọng chúng ta. Do đó chúng ta việc đầu tiên là phải gây dựng được chí hướng”.

Có thể thấy người xưa không quá coi trọng làm quan, mà chú trọng phải hiểu rõ đạo lý, đầu tiên phải làm một người quân tử chính trực.

12146_1392621655_14

Cách nhìn nhận “gây dựng chí hướng” gắn liền với “làm người” như thế này, là cách nhìn hiếm có và quý báu trong xã hội ngày hôm nay. Chúng ta thường thấy các cha mẹ muốn con cái phải như thế nào, như thế nào, sau này phải trở thành chuyên gia gì, quan chức gì, hay bậc thầy gì…

Tất nhiên xã hội cần các loại chuyên gia, các loại quan chức, các loại thầy, nhưng để xây dựng một xã hội hòa ái, an toàn, thì cần phải có những con người lòng ôm chí lớn, chính trực, hiểu rõ đạo lý làm người.

Nghiêm khắc giáo dục con bài học liêm khiết

Đào Khản từng làm quan huyện ở Tầm Dương, Chiết Giang, quản giáo ngư nghiệp. Thời gian ấy, thường xuyên có thuộc hạ biếu tặng cá cho ông.

Là một người con có hiếu, Đào Khản luôn nhớ đến mẹ ở quê nhà sống một cuộc sống thanh bần. Một lần nọ, thuộc hạ của Đào Khản tặng cho ông một hũ cá trả, ông liền nhờ người thuận đường đem về quê biếu mẹ.

Không ngờ, Đào mẫu sau khi nhận được hũ cá trả, đã đổi mừng thành lo, liền lấy giấy bút viết chữ “phong” phong kín hũ lại và viết cho Đào Khản một lá thư. Trong thư bà viết: “Con là quan, lại lấy đồ của nhà nước tặng cho mẹ. Như thế, chẳng những không mang lại cho mẹ niềm vui mà trái lại, còn làm cho mẹ thêm sầu lo hơn.”

Đào Khản nhận được cá mẹ gửi trả kèm một lá thư thì trong lòng vô cùng chấn động, hổ thẹn muôn phần. Việc làm này của Đào mẫu đã để lại cho con trai một bài học vô cùng sâu sắc. Từ đó về sau, trên con đường làm quan của mình, Đào Khản luôn ghi nhớ dạy bảo của mẹ, dùng tấm lòng thanh khiết, trong sạch để làm việc, giúp dân.

Đào Khản học rộng, tài cao, làm người chính trực, công bằng, tuân thủ pháp tắc nên con đường làm quan của ông cũng rộng mở. Ban đầu, từ một trưởng quan, ông được phong làm Thái úy, Đô đốc đại tướng quân, Trường sa quận công. Ông trở thành một người tài đức, một vị quan gương mẫu trong lịch sử Trung Hoa. Người ta nhận định rằng, hết thảy những thành tựu mà ông đạt được trong cuộc đời đều là thành quả từ cách giáo dục trí tuệ của mẹ ông – Đào mẫu.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link