Thịt chân giò luôn là nguyên liệu được nhiều chị em nội trợ yêu thích vì có thể chế biến được nhiều món ngon. Trong đó phải kể tới chân giò ngâm mắm – một món ăn xuất phát từ cách bảo quản thực phẩm của người Việt xưa kia.
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
- 1 cái thịt chân giò đã làm sạch
- 1 củ tỏi, bóc vỏ để nguyên tép
- Vài quả ớt cay, rửa sạch để ráo nước
- 450ml nước mắm ngon
- 400gr đường
- 200ml nước
- 1 chút tiêu xay
- 1 chút bột nêm
- 2 củ hành khô
Cách làm chân giò ngâm mắm:
Bước 1:
- Bóc vỏ, rửa sạch hành tỏi rồi đập dập hành, tỏi để nguyên.
- Thịt chân giò đem cạo lông, bóp với muối trắng và giấm thật kĩ rồi rửa sạch với nước.
- Cuộn tròn miếng thịt lại, dùng lạt tre hoặc dây vải buộc chặt.
- Cho thịt vào nồi, luộc sơ rồi đổ bỏ nước luộc đầu tiên. Thêm nước mới ngập mặt thịt, cho tiếp hành khô và 1 thìa cafe bột nêm vào nồi, luộc khoảng 25 – 30 phút rồi vớt thịt ra, cho vào nước lọc để thịt nguội hẳn. Trong lúc luộc chín, bạn nhớ hớt bọt (nếu có).
Bước 2:
- Cho nước mắm, đường, 200ml nước vào 1 chiếc nồi, khuấy đều rồi bật bếp đun sôi hỗn hợp khoảng 2 – 3 phút.
- Đợi hỗn hợp nguội, bạn cho tỏi, ớt nguyên quả và 1/3 thìa cafe hạt tiêu vào nồi.
Bước 3:
- Chuẩn bị 1 chiếc bình thủy tinh có nắp đậy, tráng sạch bằng nước sôi.
- Cắt dây buộc chân giò rồi cho thịt vào bình thủy tinh, đổ tiếp hỗn hợp nước mắm vừa đun vào bình sao cho ngập thịt và tỏi, ớt xếp xen kẽ xung quanh thịt.
- Đậy nắp thật chặt, cho vào ngăn mát tủ lạnh 2 – 3 ngày là có thể ăn được. Khi ăn, bạn lấy thịt ra, thái miếng mỏng và ăn cơm, bún, dưa chua và rau sống...
Lưu ý:
- Càng ngâm lâu, thịt chân giò càng thấm đẫm gia vị, mặn mà hơn nhưng bạn không nên ngâm quá 5, 6 ngày vì thịt sẽ quá mặn và dễ hỏng.
- Nếu làm chân giò ngâm mắm vào mùa đông thì bạn không cần bảo quản thịt trong tủ lạnh trong quá trình ngâm. Các dụng cụ và nguyên liệu phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn.
- Nếu không ăn hết, bạn có thể chia nhỏ miếng thịt ra, bảo quản trong tủ lạnh để ăn dần. Chân giò ngâm mắm vừa có cách làm đơn giản, nhanh gọn lại có hương vị đậm đà, thơm ngọt “hút cơm”. Chỉ cần bạn cẩn thận thực hiện đầy đủ các bước là đã có món chân giò ngâm mắm ngon tuyệt rồi. Chúc bạn thành công nhé!
CÁC LƯU Ý QUAN TRỌNG KHÁC ĐỂ LÀM LẦN ĐẦU KHÔNG BỊ … HỎNG
1. VỚT BỌT KHI LUỘC CHÂN GIÒTrong thời gian nấu sôi cho chân giò chín các mẹ nhớ vớt phần váng bọt nổi bên trên mặt nước nha, phần này là các tạp chất bẩn, vớt hết sẽ giúp chân giò khi luộc chính sạch hơn, là 1 trong những cách giúp chân giò ngâm nước mắm đường thơm ngon, nước ngâm có màu đẹp, trong và kg lo bị nổi váng.
2. CHỌN TỎI GIÀ sẽ thơm ngon hơn, tỏi còn non và kg bị chuyển sang màu xanh lét (xanh lá ua úa) sau 1-2 ngày ngâm mắm. Chị Bé bị mấy lần rồi ấn tượng là tỏi bị xanh nghĩa là thịt ít thơm hơn. Tỏi chỉ đập hơi dập kg cắt kg băm nhỏ ra nha.
3. THỊT VÀ NƯỚC MẮM ĐƯỜNG PHẢI CÙNG NGUỘI, không nóng kg lạnh cho vào ngâm cùng nhau sẽ tránh tình trạng nổi váng, đục nước … bị mốc
4. THỊT PHẢI ĐƯỢC CHÈN NGẬP NƯỚC không thì phần thịt nổi bên trên dễ có nguy cơ bị mốc.
- Ai không thích ăn chân giò có thể làm cách này với phần thịt ba chỉ, phần thịt mông, lưỡi heo hay là ngâm lỗ tai heo ăn sừng sực rất ngon, cũng luộc thịt y vậy nhưng lỗ tai heo thì kg cần buộc bó chặt lại cứ để nguyên cái luộc và ngâm thôi. Lưu ý: nếu chị em ngâm phần thịt mông hay thịt ba chỉ, lưỡi heo thì thời gian ngâm nhanh hơn 2 -3 ngày là ăn được rồi nha, vì phần này kg bó chặt bao phủ lớp da bên ngoài nên mau mặn hơn.