Có nhiều cách để nhận biết thịt tươi tốt hay kém chất lượng. Đó là: thịt tươi tốt có màu hồng tự nhiên (không lợt quá, không đậm quá), mỡ màu trắng bạch; bề mặt cắt có độ rít, không bị tươm nước, không đổ nhớt Pvà có độ đàn hồi cao. Thịt tươi có mùi thơm tự nhiên của thịt.
Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo đảm đúng nguồn năng lượng cho bữa ăn gia đình, các bà nội trợ nên cần phải chọn mua các loại thịt tươi, ngon, trong đó có thịt lợn, một loại thực phẩm phổ biến đối với người Việt Nam. Thịt tươi là thịt chưa bị biến chất, nghĩa là chưa bị phân hủy bởi men của bản thân nó và của vi sinh vật, làm thay đổi trạng thái cảm quan và hình thành những chất có hại.
Việc chọn thịt lợn tươi ngon có thể dựa trên trạng thái cảm quan dựa vào một số yếu tố:
-Trạng thái bên ngoài:
Thịt tươi: Màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả. Mỡ có màu sắc, độ rắn, mùi vị bình thường. Mặt khớp láng và trong.
Thịt kém tươi và ôi: Màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí còn bị đen không bóng. Màng ngoài nhớt nhiều hay bắt đầu nhớt. Mỡ màu tối độ rắn giảm sút, mùi bị ôi. Mặt khớp có nhiều nhớt.
-Vết cắt:
Thịt tươi: Màu sắc bình thường, sáng khô
Thịt kém tươi và ôi: Màu sắc hơi tối, hơi ướt.
-Độ rắn và độ đàn hồi:
Thịt tươi: Rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt không để lại vết lõm khi bỏ ngon tay ra và không bị dính.
Thịt ôi: Vết lõm còn lâu, không trở lại bình thường, dính nhiều.
Thịt kém tươi: Khi ấn ngón tay để lại vết lõm sau đó trở về bình thường, dính.
-Tủy:
Thịt tươi: Bám chặt vào thành ống tủy, màu trong, đàn hồi.
Kém tươi và ôi: Tủy róc ra khỏi ống tủy, màu tối hoặc nâu, mùi hôi.
-Nước canh, nước luộc:
Thịt tươi: Nước canh trong, mùi vị thơm ngon, trên mặt có nỏi một lớp váng với vết mỡ to
Các bà nội trợ khi gặp các các loại thịt lợn như dưới đây cũng không nên mua:
Thịt lợn gạo có kén giun xoắn nằm trong thớ thịt, hình quả trám, chiều dài của kén nằm song song thớ thịt. Có khi thấy kén đã vôi hóa: Những đốm trắng như đầu ghim nằm trong thịt. Với lợn nhiễm sán, ấu trùngthường nằm trong lưỡi, cơ nhai, cơ cổ, cơ lưng, cơ sườn, cơ tim. Ấu trùng có màu trắng, hình bầu dục, kén màu đục to bằng hạt đậu tương. Trong kén có dịch thể, trên thành nang kén có một hạt cứng, rắn, màu trắng, to bằng hạt vừng. Lợn bị thương hàn bề mặt da có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt nhão, tai lợn bị tím. Lợn bị tả có nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt muỗi đốt. Thịt lợn bị tụ huyết trùng có những mảng bầm, tụ máu. Lợn bị viêm gan thịt có màu vàng. Lợn đóng dấu bề mặt da có những nốt tròn đỏ, tía hoặc son, có khi màu tím bầm, kích thước khác nhau, như hình đóng dấu.
Ngoài ra, các bà nội trợ cũng cần lưu ý không nên mua thịt, mỡ có màu vàng (có thể lợn bị bệnh sắc tố; thịt lợn gạo (lợn bị nhiễm ký sinh trùng)… Những biểu hiện của lợn bị bơm nước là đường cắt bị rỉ nước nhiều, cơ dãn, thịt tái màu.
Cũng giống như thịt lợn, thịt trâu, bò khỏe mạnh có độ đàn hồi tốt, đường cắt mặt thịt khô ráo, hơi rít, không nhũn nhão, không rỉ dịch… Thịt trâu, bò ngon có màu đỏ tươi đến đỏ thẫm (tùy vùng, miền và tháng tuổi con vật); mỡ bò màu vàng nhạt, mỡ trâu trắng đục, sợi cơ trâu to hơn bò.
Đối với lợn tươi sống bày bán khoảng 10 giờ sáng là thịt đã chuyển màu, biến chất. Nếu tiêu thụ không hết, phải bán vào buổi chiều, một số người bán hàng thường tẩm ướp hàn the, muối diêm… để đánh lừa cảm quan người tiêu dùng là thịt vẫn còn tươi.
Cách phân biệt: Miếng thịt có tẩm hàn the rất tươi, cầm thấy cứng nhưng khô, thớ thịt săn, không dính… Cắt vào bên trong, thịt nhũn nhão, rỉ dịch và có mùi. Thịt ướp muối diêm có độ đàn hồi kém.
Đôi khi người bán còn pha phẩm màu với tiết lợn để thoa vào miếng thịt cho thịt đẹp như thịt tươi. Loại thịt này khi rửa sẽ chuyển màu nhợt nhạt và có mùi tanh (chỉ khi nào rửa mới biết).