Cách sơ cứu nhanh khi bị ngã đập đầu xuống đất tránh biến chứng nguy hiểm

14:19, Thứ sáu 04/05/2018

( PHUNUTODAY ) - Chấn thương ở đầu luôn là những chấn thương nguy hiểm khó lường khiến nhiều người lo lắng. Hãy tìm hiểu cách sơ cấp cứu chấn thương đầu như thế nào là đúng nhất.

 Đập đầu xuống đất – chấn thương có thể xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày

Trong cuộc sống thường ngày, có rất nhiều tình huống có thể dẫn đến một cú đập mạnh vào đầu. Chẳng hạn như: tại nạn giao thông, trượt chân, ẩu đả… Đôi khi một bất cẩn nho nhỏ như cúi xuống buộc dây giày, ngẩng đầu lên cộc vào thành bàn cũng khiến bạn choáng váng.

Chấn thương đầu nói chung bao gồm nhiều hiện tượng như đập đầu xuống đất, bị va đầu vào vật cứng gây đau đầu, thậm chí gây choáng váng, ngất xỉu…

Hầu hết những trường hợp bị chấn thương đầu nhẹ sẽ gặp phải những hậu quả như chảy nhiều máu vì da đầu và mặt tập trung nhiều mạch máu, sau đó gây thâm tím, sưng… nhưng thực sự không quá nghiêm trọng, theo thời gian sẽ khỏi dần.

8xu-ly-khi-tre-bi-nga-dap-dau-xuong-dat-1-phunutodayvn-0944

Đập đầu xuống đất - điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?

Khi bị đập đầu xuống đất, trẻ em cũng như người lớn cần hết sức chú ý xử lý kịp thời, không chủ quan để tránh những biến chứng không mong muốn.

Năm 2009, nữ diễn viên Natasha Richardson bị ngã đập đầu trong khi đang trượt tuyết gần Quebec, Canada. Mọi chuyện dường như không có vấn đề gì, cô ấy vẫn khỏe mạnh, trở lại khách sạn, đi lại và nói chuyện bình thường với mọi người. Nhưng vài giờ sau đó, Richardson phàn nàn về một cơn nhức đầu dữ dội. Cô được đưa đến bệnh viện New York cấp cứu. Vài ngày sau, Richardson tử vong vì xuất huyết não.

Empty

Vì vậy, một số dấu hiệu của chấn thương sọ não mà chúng ta không được bỏ qua là mất ý thức, nhịp thở bất thường, vết thương nghiêm trọng và nghi ngờ vỡ hộp sọ, chảy máu, chảy dịch từ mũi, tai và miệng, nói ngọng, nói linh tinh hoặc thị lực suy giảm đột ngột, đồng tử giãn rộng, người yếu, liệt người, buồn nôn, đau cứng cổ, nói lắp, nôn vọt nhiều hơn 2-3 lần (trẻ em sẽ không nôn ngay sau khi xảy ra chấn thương vì vậy đừng quá hoảng sợ nếu một đứa trẻ bị ốm sau khi chấn thương vùng đầu).

Khi xuất hiện những dấu hiệu này cần ngay lập tức gọi điện để xe cấp cứu tới đưa nạn nhân đến bệnh viện. Trong lúc đó, bạn cần tiến hành sơ cứu khi bị chấn thương đầu theo những bước cụ thể.

Sơ cứu khi bị đập đầu xuống đất cần nhanh chóng, kịp thời và nhanh nhạy

Đối với trẻ nhỏ

70508-tre-nga-dap-dau-xuong-dat

Khi trẻ nhỏ chẳng may bị đập đầu xuống đất hay bị va đầu vào đâu, khiến trẻ bị chấn thương đầu, phụ huynh cần hết sức bình tĩnh giúp trẻ theo những bước sau:

Nên giữ bé tỉnh táo trong ít nhất 1h sau khi bị ngã, và có thể cho con ngủ một giấc ngắn sau đó, nhưng không quá 20 phút.

- Kiểm tra tổng thể những vết thương trên người trẻ. Nếu chảy máu cần dùng bông băng để giúp trẻ cầm máu tạm thời.

- Dùng khăn để chườm lạnh cho bé khoảng 20 phút nếu xuất hiện sưng u đầu. Nếu cần, mẹ có thể ngưng 5 phút, và tiếp tục chườm lạnh thêm 20 phút. Nếu bé tỉnh táo và không có triệu chứng nào bất thường, mẹ có thể yên tâm.

- Nên giữ bé tỉnh táo trong ít nhất 1h sau khi bị ngã, và có thể cho con ngủ một giấc ngắn sau đó, nhưng không quá 20 phút.

- Sau khi bị ngã đập đầu xuống đất, dù không phải chấn thương sọ não nhưng nhiều bé vẫn bị nôn ói từ 1- 2 lần. Vì vậy, trong 1-2 giờ đầu sau khi bé ngã, mẹ chỉ nên cho bé uống nước hoặc bú mẹ, không nên cho bé ăn thức ăn dạng rắn, đặc.

- Nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu nhận thấy bé bị thương nghiêm trọng và trở nên mất ý thức. Trong trường hợp không có những dấu hiệu đó vẫn cần quan sát kỹ trong 1-2 ngày sau đó.

Đối với người lớn

c1-15252395800081109310428

Giữ nạn nhân bất động cho tới khi dịch vụ cấp cứu y tế tới, sau đó nhẹ nhàng cho họ nằm xuống với đầu vai nâng lên một chút.

- Cần xem xét, đánh giá vết thương vùng đầu sau khi xảy ra va chạm. Nếu nhẹ thì chỉ cần chườm lạnh để giảm sưng đau và tiếp tục theo dõi. Nhưng cần nhanh chóng gọi điện cho cơ sở y tế khi xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm.

- Giữ nạn nhân bất động cho tới khi dịch vụ cấp cứu y tế tới, sau đó nhẹ nhàng cho họ nằm xuống với đầu vai nâng lên một chút. Không di chuyển bệnh nhân trừ khi cần thiết và tránh di động cổ. Nếu nạn nhân đang đội mũ bảo hiểm thì không được tháo bỏ mũ ra.

- Sử dụng gạc vô trùng hay vải sạch băng ép vết thương để cầm máu. Nếu nghi ngờ vỡ xương sọ thì không băng ép trực tiếp lên vết thương.

- Nếu nạn nhân không có dấu hiệu tuần hoàn (thở, ho, vận động) thì cần tiến hành CPR.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc