Liên tục trong thời gian qua, người dân cả nước được dịp "cười ra nước mắt" với các quy định "trời ơi" chỉ nghe thôi đã thấy hài hước. Mới đây nhất, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng tư thế, tác phong vì nhân dân phục vụ của cán bộ chiến sĩ trong lực lượng cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Kon Tum đã ban hành một số quy định mới đối với cảnh sát giao thông khi đang làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát. Theo đó, CSGT cấm cán bộ chiến sĩ uống rượu bia, hút thuốc khi thi hành công vụ, cấm sử dụng điện thoại di động khi đang làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát.
Những trường hợp được mang điện thoại di động khi bộ đàm không liên lạc được về trung tâm, nhưng số điện thoại đang sử dụng này phải do lãnh đạo Công an tỉnh Kon Tum biết.
Ngay sau khi đọc quy định trên, người viết thực sự bất ngờ. Từ trước tới nay, điện thoại di động là một vật bất ly thân của nhiều người. Người ta có thể quên ví nhưng không thể quên điện thoại. Điện thoại là tài sản cá nhân của mỗi người. Có những người còn coi điện thoại quý hơn cả vợ mình.
Vai trò điện thoại to lớn thế nên ngày nay ra đường hầu như ai bị CSGT tuýt còi hành động đầu tiên là rút điện thoại gọi cho người thân. Dù không biết người thân đầu dây đằng kia là ai nhưng chắc chắn đã rút điện thoại ra gọi là để xin xỏ.
Mục đích của Công an Kon Tum cũng vì muốn hạn chế cảnh xin xỏ qua điện thoại nên mới cấm CSGT mang điện thoại khi đi làm nghiệm vụ. Nhưng người dân thì ai cũng biết rằng, mỗi khi gọi điện "cầu cứu" có ai lấy điện thoại của CSGT để gọi không? Và có vị quan chức giấu mặt nào quen hết với tất cả CSGT không?. Trong mọi trường hợp thường diễn ra nhất là người vi phạm lấy điện thoại ra để gọi cho người thân cầu cứu và sẽ đưa điện thoại của mình cho CSGT nghe để hai bên trao đổi giải quyết.
Nên mục đích cuối cùng mà Công an Kon Tum muốn thực hiện sẽ không thành thực tế. Trong trường hợp, muốn chống xin xỏ bằng cách cấm sử dụng điện thoại thì công an phải cấm tất cả những người ra đường không được mang điện thoại theo để phòng khi trót vi phạm giao thông sẽ không có cơ hội "cầu cứu" người thân.
Đấy nhé, rằng nghe thì thật là hay, nhưng thực hiện chẳng khác chuyện lên trời. Thôi thì cũng khen cho nỗ lực muốn trong sạch của CSGT Kon Tum.