Cách nấu nồi lá xông hơi đúng chuẩn để trị cúm, giải cảm tại nhà

( PHUNUTODAY ) - Trong Đông y, xông hơi là một biện phát dùng để trị cúm, giải cảm hiệu quả. Hơi nước nóng kết hợp cùng các loại thảo dược giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.

Phương pháp xông hơi giải cảm đã được dân gian áp dụng từ lâu đời. Các loại lá dùng để nấu nồi nước xông hơi thường có mùi thơm, lá tươi sẽ tốt hơn lá khô.

Các loại lá thường được sử dụng là chanh, sả, hương nhu, bưởi, tía tô, kinh giới, hoắc hương, quế, gừng, bạc hà, húng chanh, tre, dâu...

Mỗi loại lá có trên đều có một công dụng khác nhau: Lá tre có tác dụng giải nhiệt, tiêu đờm, làm ra mồ hôi, sát khuẩn, trị cảm sốt. Lá bưởi cũng có tác dụng giải cảm, tiêu thực. Ngải cứu giúp điều hòa khí huyết. Hương nhu trị cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu. Bạc hà có khả năng sát khuẩn ngoài da và tai mũi họng, chống viêm. Tía Tô trị cảm mạo. Sả giúp sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, trị cảm sốt, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa, ho...

noi-nuoc-xong-hoi-giai-cam-01

Những loại lá xông giải cảm này mỗi thứ cần khoảng 20g hoặc một nắm to.

Tất cả rửa sạch rồi cho vào nồi đổ xâm xấp nước, đun nhỏ lửa. Để sôi trong vòng 10 phút thì tắt bếp.

Nên xông trong phòng kín gió. Người bệnh ngồi trên giường, phủ chăn mỏng qua đầu và cả nồi nước xông vừa xông để giữ hơi nóng.

Từ từ mở vung nồi để hơi thoát ra. Hơi nước rất nước nên phải cẩn thận không để bị bỏng.

Trong lúc xông hơi phải hít thở chậm và sâu. Việc này có tác dụng tốt với đường hô hấp.

Khi mồ hôi toàn thân toát ra thì có thể dừng xông (thời gian xông thường từ 10-20 phút).

Sau khi xông phải dùng khăn bông khô lau hết mồ hôi và thay quần áo khô rồi nằm nghỉ.

Có thể uống một cốc nước ấm để làm ấm cơ thể từ bên trong.

Một số người không nên sử dụng biện pháp xông hơi:

- Nếu đang sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh, không khát nước và ra mồ hôi nhiều thì không nên xông hơi.

- Người bị sốt siêu vi, sốt xuất huyết, cơ thể suy nhược, tiêu chảy, tuyệt đối tránh xông hơi.

- Người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc mới sinh, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt cũng không nên sử dụng biện pháp này.

- Người vừa mới uống rượu hoặc mắc bệnh ngoài da cũng nên tránh.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn