Bà bầu bị táo bón có nguy hiểm không?

( PHUNUTODAY ) - Nhiều bà bầu thường bị táo bón và thắc mắc liệu bị táo bón có nguy hiểm không. Để giúp các mẹ tìm câu trả lời, chúng tôi đã tổng hợp dưới bài viết này.

Bà bầu dễ bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các yếu tố như: nội tiết tố thay đổi; tình trạng ốm nghén khiến lượng nước mất đi nhiều hơn; tử cung tăng kích thước gây chèn ép các cơ quan trong ổ bụng; lười vận động, chế độ ăn uống chưa hợp lý, uống viên sắt và canxi bổ sung,… được xác định là các tác nhân phổ biến gây nên táo bón ở phụ nữ mang thai. Và đây cũng là các yếu tố nguy cơ thúc đẩy tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở đối tượng này.

1
Bệnh táo bón ở bà bầu sẽ nguy hiểm nếu không điều trị

Tác hại của táo bón ở bà bầu

Hormone thai kỳ khiến ruột co bóp chậm lại và cản trở việc đẩy chất cặn bã ra ngoài là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón. Chế độ ăn uống của bà bầu chú trọng thịt cá vì tâm lý muốn bồi bổ thai kỳ mà lơ là các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả khiến bệnh táo bón dễ hình thành hơn. Bà bầu mệt mỏi ít vận động cũng là một nhân tố khiến chứng táo bón phát triển.

  • Chứng táo bón khiến mẹ cảm thấy khó chịu ở vùng bụng như làm đầy bụng, đau bụng, tức bụng… vì phân không được thải ra ngoài.
  • Cảm giác khó chịu vùng bụng này khiến mẹ cảm thấy chán ăn hay sợ ăn và dẫn tới lo lắng làm chứng táo bón kéo dài hơn. Cùng với đó là mệt mỏi, suy nhược cơ thể do thiếu dinh dưỡng.
  • Táo bón còn tích tụ độc tố trong ruột già và ảnh hưởng không chỉ là cơ thể mẹ mà còn ảnh hưởng đến cơ thể của thai nhi.
  • Bệnh táo bón dễ dẫn đến ung thư đại tràng nguy hiểm hay bệnh trĩ cho bà bầu.

Bà bầu bị táo bón có nguy hiểm không?

Ngoài việc khiến tinh thần mẹ bầu luôn mệt mỏi và cảm thấy áp lực hơn đối với vấn đề đại tiện, thì bệnh táo bón khi mang thai còn gây ra những nguy hiểm khó lường khác như:

2
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới táo bón ở bà bầu

– Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Khi bị táo bón, bà bầu luôn ở trạng thái khó chịu, đầy bụng, buồn nôn do các chất thải và khí không được tống ra ngoài mà đọng lại trong ruột. Điều này làm họ có tâm lý chán ăn, “ngại” ăn. Do đó, mẹ bầu không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết khiến sức khỏe suy giảm. Hơn thế nữa, có thể gây suy dưỡng cho thai nhi.

– Cả mẹ và bé cũng có thể bị nguy hại do các chất độc trong ruột gây nên: Các chất độc (như phenol, amoniac, indol…trong chất thải) bị tích tụ lâu trong ruột, rồi bị hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính. Ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi trong bụng.

– Dễ bị sảy thai: Bị táo bón khi mang thai, bà bầu đi vệ sinh phải dùng sức rặn để tống phân ra ngoài nên dễ sảy thai hơn.

– Gây nhiều bệnh khác: Táo bón được xác định là một trong những nguyên nhân bệnh gây trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng,…

Cách phòng ngừa táo bón ở bà bầu

Tình trạng bà bầu bị táo bón ngoài các nguyên nhân khách quan không thể tránh khỏi như: sự thay đổi hormone trong cơ thể, sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho vùng chậu và bàng quang; còn có những nguyên nhân chủ quan mà chị em có thể nỗ lực thay đổi để cải thiện tình trạng táo bón như: chế độ ăn uống thiếu chất xơ, tâm lý ngại vận động, thói quen uống ít nước,…

  • Uống nhiều nước

Bạn cần cố gắng uống 8-10 ly nước lọc mỗi ngày. Trong hơn 9 tháng thai kỳ, đặc biệt ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, tình trạng đi tiểu nhiều, đặc biệt vào ban đêm, vô tình gây cho mẹ bầu tâm lý ngại uống nước. Đây là một điều rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến tình trạng mất nước và khiến cho bệnh táo bón thêm trầm trọng. Và bạn có biết nước là cần thiết cho quá trình hấp thu chất xơ vào cơ thể?

  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn như rau xanh, các cây họ đậu, trái cây họ cam, chanh, chuối, đu đủ chín, khoai lang, bí đỏ, cà rốt. Một điều cần lưu ý là việc ăn nhiều chất xơ một cách đột ngột sẽ dễ khiến bạn bị đầy hơi, do đó, bạn nên bổ sung chất xơ từ từ vào chế độ ăn hàng ngày để cơ thể thích nghi dần.

  • Giảm liều lượng canxi và sắt bổ sung

Bạn chỉ nên uống bổ sung canxi và sắt theo chỉ định của bác sĩ chứ không tùy tiện uống theo ý mình. Lượng khoáng chất dư thừa không được cơ thể hấp thụ sẽ là gánh nặng cho đường ruột, làm tăng nguy cơ táo bón. Khi uống bổ sung canxi hoặc sắt, nên chia nhỏ thành nhiều lần uống và uống với nhiều nước vì cả hai khoáng chất này đều sẽ cần một lượng lớn nước để hấp thụ vào cơ thể. Tích cực ăn các thực phẩm chứa sắt và chọn viên sắt hữu cơ để cơ thể dễ hấp thu hơn và không bị kích ứng đường ruột.

  • Sử dụng dầu oliu cho các món chiên, xào, rán

Tiêu thụ thường xuyên các món chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Tuy nhiên, phải làm gì nếu bạn chỉ thích ăn các món này? Giải pháp cho bạn là dùng dầu ăn oliu với thành phần gồm dầu oliu nguyên nhất và dầu hướng dương tinh luyện. Loại dầu này ít thấm vào thức ăn nên tốt cho dạ dày và cũng không gây ngán, ngấy.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn