Konosuke Matsushita – cha đẻ của Panasonic
Tại Nhật Bản vào năm 1917, một người học việc 23 tuổi tại Công ty đèn điện Osaka không được học hành bài bản, đứng ra mở cửa hàng chuyên bán đồ điện với vẻn vẹn chỉ có 97 yên.
Masushita đã miệt mài nghiên cứu và thành công đầu của ông là chiếc đuôi đèn. Nó được khách hàng hoan nghênh. Masushita xin cấp bằng sáng chế và đó là tấm bằng đầu tiên trong số gần 5 vạn tấm bằng Mashushita sau này.
Trước kia, công ty được biết đến dưới tên gọi Matsushita Electric cho đến năm 2008 chính thức đổi tên thành Panasonic và hiện nay trị giá 66 tỷ USD.
John Ferolito và Don Vultaggio – cha đẻ của AriZona Green Tea
Vào những năm 70, hai người bắt đầu phân phối bia bằng một chiếc xe buýt VW cũ.
Hai thập kỷ sau, khi nhìn thấy sự thành công của Snapple, họ quyết định thử kinh doanh nước ngọt và thành lập ra AriZona Green Tea.
Ngày nay, AriZona teas là công ty đứng số một tại Mỹ và được phân phối trên toàn thế giới.
Pierre Omidyar - cha đẻ của eBay
Năm 1995, một lập trình viên máy tính bắt đầu bán đấu giá các đồ đạc trên trang web cá nhân của mình. Nó được biết dưới tên gọi AuctionWeb và thực sự chỉ là một dự án cá nhân.
Nhưng khi số lượng người trở nên quá lớn, Omidyar đã phải bắt đầu thu phí. Ông đã thuê nhân viên đầu tiên của mình để xử lý tất cả các chi phiếu thanh toán. Trang web này chính là eBay ngày nay.
Phil Knight – cha đẻ của Nike
Phil Knight rất thích bộ môn chạy và ông thường chạy cùng huấn luyện viên Bill Bowerman. Thế nhưng vào thời điểm những năm 60, chất lượng giày chạy tại Mỹ lại không được tốt, từ đó, hai chàng trai trẻ quyết định thành lập công ty Blue Ribbon Sports để bán giày thể thao của Nhật Bản.
Theo thời gian, việc liên kết với các nhà cung cấp trở nên khó khăn hơn đã khiến Phil và Bill quyết định tạo dựng thương hiệu của riêng họ. Năm 1978, cả hai chính thức thành lập công ty riêng tên là Nike và logo nổi tiếng của họ là hình dấu tick mà ai nhìn vào cũng biết ngay, cùng với dòng slogan "Just do it" thôi thúc con người hãy làm điều mà mình muốn và yêu thích. Bowerman khi đó lấy cảm hứng thiết kế giày từ chính chiếc bánh quế của vợ mình.
Howard Schultz – người sáng lập Starbucks
Starbucks được khai trương vào năm 1971 như một cửa hàng bán hạt và nguyên liệu pha chế cà phê ở Seattle. Cho đến năm 1987, khi công ty được Howard Schultz mua lại, ông đã biến nơi đây thành một quán cà phê thực sự.
Howard đã lấy cảm hứng từ không khí tươi mới trong những quán cà phê espresso của Ý, đưa Starbucks lên một tầm cao mới. Chính ông cũng là một trong những người đầu tiên đảm nhiệm vai trò pha chế để đảm bảo tính an toàn cho đồ uống. Sau nhiều năm, giờ đây, thương hiệu Starbucks đã có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới và trở thành một loại thức uống hàng đầu cho giới trẻ.
Amancio Ortega – cha đẻ của Zara
“Phi thương bất phú”, Amancio đã bắt đầu công việc kinh doanh từ những năm 70. Thời điểm đó ông dùng chính phòng khách nhà mình làm xưởng bán áo ngủ, áo choàng tắm. Có lần, một nhà cung cấp người Đức đã từ chối đơn hàng số lượng lớn của vợ chồng ông. Từ đó, Amancio đã quyết định sẽ bán quần áo của chính mình. Họ mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1975 tại La Coruña, Tây Ban Nha.
Sau đó, ông thành lập công ty với tên Inditex và mở các cửa hàng quần áo mới với các nhãn hiệu: Massimo Dutti, Pull and Bear, Oysho, Zara Home, Uterqüe, Stradivarius, Lefties và Bershka.
Michele Ferrero – socola Ferrero nổi tiếng
Năm 1957, Michele thừa hưởng một doanh nghiệp sô cô la cùng các loại hạt từ gia đình. Chàng trai trẻ Michele bấy giờ tỏ ra rất đam mê nó. Để tạo ra sản phẩm mới, anh nghĩ về hình ảnh của những bà nội trợ Ý và hỏi những câu hỏi đơn giản: Cô ấy sẽ mua gì cho bản thân và con cái của mình? Cô ấy thích gì? Đó là cách trứng sô cô la Kinder Surprise được ra đời.
René Lacoste – người sáng lập Lacoste
Thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới này không phải được thiết kế bởi một nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp. Nó được tạo ra bởi một tay vợt người Pháp – René Lascote.
Vào những năm 1920, mọi người chơi tennis trong những chiếc áo sơ mi dài tay, kín đáo. Chính tay vợt René Lacoste đã thổi một làn gió mới khi mang một chiếc áo sơ mi ngắn tay trong một giải đấu năm 1926. Rene cho biết, ông đã tự tay may chiếc áo ấy.