Gián là những côn trùng có hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Gián là trung gian truyền và phát tán một số loại bệnh mang mầm bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phong, dịch hạch, thương hàn, virus bại liệt... Ngoài ra, nó còn mang các loại trứng giun đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo mức độ. Đối với trẻ em hen suyễn, gián được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng làm bệnh nhân nhập viện nhiều hơn.
Diệt gián tưởng chừng là một công việc khó khăn, nhưng thật ra lại có thể tận dụng các đồ dùng trong nhà bếp để trả lại một ngôi nhà không còn bóng dáng loài gián.
Triệt tiêu môi trường sống yêu thích, nguồn nước và nguồn thức ăn của chúng
Gián sống được phải có nước
Chúng có thể sống một tháng không cần ăn nhưng không thể sống một tuần mà thiếu nước. Tìm tất cả các nguồn nước rò rỉ trong nhà bạn và sửa chữa chúng. Khi mất nguồn cung cấp nước, gián sẽ dễ sa vào bẫy của bạn.
Giữ nhà cửa sạch sẽ:
Lau nhà thường xuyên bằng nước lau sàn. Địa điểm đầu tiên bạn cần chú ý chính là nhà bếp. Sau bữa ăn, rửa sạch bát đĩa và cất giấu thức ăn thừa cẩn thận. Đặc biệt chú ý lau dầu mỡ vương vãi trên bếp vì gián rất thích món này.
Giữ thức ăn trong hộp kín, không lưu trữ thức ăn quá hạn sử dụng. Không để trái cây trên mặt bàn.
Thu dọn thùng rác thường xuyên, nên dùng thùng rác có nắp đậy kín.
Tía tô
Để xua đuổi gián còn có hỗn hợp đường và tía tô. Đầu tiên xay đường và tía tô thành bột theo tỉ lệ 1:1 và đặt ở nơi gián hay ra vào. Sau 3-14 ngày, gián sẽ biến mất hoàn toàn. Đây là bí quyết diệt gián thường dùng nhất của người Mỹ.
Các cách khác
Đặt những viên băng phiến (long não) ở các góc nhà, gián rất sợ những mùi này.
Nếu bạn muốn giết gián ngay lập tức, có thể xịt cồn.
Chất đuổi gián tự nhiên là tinh dầu bạc hà, vỏ dưa leo, vỏ cam quýt, tỏi, và dầu đinh hương. Để những thứ này trong nhà cũng khiến gián không muốn lại gần.
Lắp đèn huỳnh quang vào các tủ bếp và bật sáng, hoặc bật sáng bất cứ khu vực nào bạn không muốn có gián. Gián rất sợ ánh sáng.