Thứ nhất: Đừng nhắc lại những xích mích trong quá khứ
Đã là anh chị em trong một nhà thì chắc chắn sẽ có những bất đồng. Những bất đồng này có thể là kỷ niệm đáng nhớ hoặc là vết sẹo chẳng thể xóa được. Nếu là người khôn ngoan, khi lớn lên, họ sẽ dần học được cách trưởng thành và bao dung. Mỗi khi nhớ về quá khứ, họ sẽ chẳng còn bận tâm đến những điều nhỏ nhặt trong thời thơ dại. Họ sẽ tập trung vào xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cuộc sống này đầy rẫu những thăng trầm, việc ghi nhớ những mối thù hận sẽ chỉ kiến quan hệ.
Thứ hai: Đừng so sánh thành tích của nhau, so sánh thành tích con cái của nhauanh em trở nên căng thẳng hơn mà thôi
Khi lớn lên, mỗi anh chị em trong nhà sẽ có những con đường riêng của mình. Nhưng thành tích chẳng phải là thứ để khoe khoang mà để cùng nhau chia sẻ và tự hào.
Thế nên điều mỗi người nên tránh nói là so sánh thành tích của nhau. Đó không phải là sự phủ nhận thành công mà là để ngăn chặn việc so sánh trở thành nguồn gốc của sự đố kỵ.
Nếu bạn quá phô trương thành tích của mình, khoe mẽ mình thành công ra sao thì sẽ dẫn đến những hiềm khích, xung đột.
Khi muốn chia sẻ những thành tựu mà mình có được, bạn nên chú ý hơn đến cảm xúc của các thành viên trong gia đình, tốt nhất là nên khiêm tốn 1 chút.
Thứ ba: Đừng kể nhiều về công trạng hay những đóng góp của mình với cha mẹ
Dù không nói ra nhưng chúng ta đều hiểu, mỗi thành viên trong gia đình đều có quyền lợi, trách nhiệm với bố mẹ cũng như việc đóng góp để xây dựng những công việc chung của gia đình.
Sự đóng góp này chẳng thể nào cân đo đong đếm như phép tính mà nó sẽ dựa trên sự cân đối mà mỗi người cảm nhận được, tùy theo hoàn cảnh của mỗi cá nhân. Ví dụ nếu có công việc chung anh em trong gia đình có người đóng 10 triệu, có người đóng 5 triệu, có người không đóng nhưng góp công sức và thời gian vào. Người đóng góp 10 triệu cũng đừng vì thế mà kể lể, rêu rao khắp nơi là mình có công với gia đình.
Cuộc sống dù có xảy ra chuyện gì thì cũng phải yêu thương nhau.