Chỉ còn 5 phút sẽ đến thảm họa hạt nhân

09:28, Thứ sáu 13/01/2012

( PHUNUTODAY ) - Kim đồng hồ biểu tượng "Doomsday” (báo giờ đến Ngày phán xử cuối cùng) do các nhà vật lý hạt nhân Mỹ lập ra vừa nhích lên phía trước thêm 1 phút. Thời khắc định mệnh “nửa đêm hạt nhân” chỉ còn lại 5 phút nữa.

(Phunutoday) - Kim đồng hồ biểu tượng "Doomsday” (báo giờ đến Ngày phán xử cuối cùng) do các nhà vật lý hạt nhân Mỹ lập ra vừa nhích lên phía trước thêm 1 phút. Từ nay đến thời khắc định mệnh “nửa đêm hạt nhân” chỉ còn lại 5 phút nữa.

Phải chăng thảm họa hạt nhân sắp xảy ra trên toàn cầu?

 

Lần cuối cùng chiếc kim đồng hồ chuyển dịch là năm 2007, còn đến năm 2010 tiến thêm một nấc và chỉ mốc thời gian 11giờ 54 phút đêm. Các chuyên gia Nga không thiên về xu hướng dự đoán Ngày Tận thế. Tuy nhiên không ai phủ nhận mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa thảm họa nguyên tử đang treo lơ lửng trên đầu nhân loại.  

Kim đồng hồ chỉ mốc 2 phút cách điểm nửa đêm khủng khiếp vào năm 1953, khi Liên Xô và Hoa Kỳ tiến hành thử nghiệm bom nhiệt hạch trong khoảng cách nhau 9 tháng. Và đó là chỉ số nguy hiểm nhất trong suốt lịch sử tồn tại của chiếc "đồng hồ báo ngày tận thế", xuất hiện lần đầu tiên trên trang bìa của “Bulletin of Atomic Scientists” (Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử”) vào ngay thời đầu của Chiến tranh lạnh là năm 1947.   

Ngay cả trong thời gian cuộc khủng hoảng Caribe, khi nhân loại đã lùi được hai bước khỏi thảm họa hạt nhân, đồng hồ không kịp phản ứng và chỉ thời gian là  11giờ 53 phút - tình huống đã nhanh chóng trở lại bình thường. Quyết định mới đây của các nhà khoa học Mỹ, chuyển dịch kim đồng hồ biểu tượng về phía trước, nhích lại gần thời khắc thảm họa - được lý giải bằng nhiều lý do. Trong số đó có "thiếu vắng sự hợp tác cộng lực theo  Hiệp ước về cấm hoàn toàn các vụ thử nghiệm hạt nhân” từ phía Hoa Kỳ, Trung Quốc, Iran, Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập, Israel và CHDCND Triều Tiên, điều khiến cho thế giới ở trạng thái nguy hiểm", - như ý kiến nêu trong Bản tin.

Tình hình hiện nay rất phức tạp, nhưng không nên hoảng loạn, - ông Vladimir Evseev Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị-Xã hội Nga nhận định.
 

Thành phố Hiroshima của Nhật Bản tan hoang sau vụ ném bom nguyên tử của Mỹ năm 1945 ( ảnh: Bảo tàng hòa bình Hiroshima)

 

Quả thực là Hiệp ước cấm thử nghiệm hạt nhân cho đến nay vẫn chưa có hiệu lực. Tuy nhiên, phần lớn không phải là do lập trường của Ấn Độ, Pakistan và những quốc gia khác, mà  chính là thái độ của Hoa Kỳ. Bởi vì nếu như họ phê chuẩn Hiệp ước này, thì trong trường hợp  đó có lẽ cả Trung Quốc cũng sẽ có quyết định tương ứng, còn các quốc gia khác chắc đều tán thành. Tôi cho rằng không cần tìm kiếm kẻ thù ở đâu xa bên ngoài đất nước. Mỗi quốc gia phải giải quyết thấu đáo những vấn đề tồn đọng trong nội bộ của mình. Khi đó, chúng ta có thể không dịch chuyển kim đồng hồ, mà bàn bạc  về chuyện tình hình đang không ổn định và phức tạp, tuy nhiên cũng không đến mức kịch tính bi thảm hóa”.  

Thảm họa hạt nhân luôn ám ảnh con người vì sự tàn phá khủng khiếp của nó

 

 Để vặn đồng hồ ngược trở lại lùi xa thời khắc thảm họa, chuyên gia Nga thấy cần thiết phải cải thiện quan hệ của Hoa Kỳ và Nga. Trong đặc điểm này, liên quan đến câu hỏi về thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu. Nga cho rằng việc thực thi kế hoạch của NATO có thể dẫn đến "cuộc chạy đua vũ điên cuồng", bởi buộc phải đáp trả tương ứng đối với hành động của Mỹ. Nhằm đưa quá trình này trở lại quĩ đạo bình thường, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đề xuất phương án sự tham gia bình đẳng của Nga trong NMD châu Âu. Chỉ trong trường hợp như vậy sẽ có đảm bảo rằng việc triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ tiềm năng ở châu Âu sẽ không phá hoại thế ổn định chiến lược và không nhằm chống lại bất kỳ nước nào trong các bên.

Còn thêm một yếu tố khác mà các nhà khoa học cho rằng có tác động tiêu cực đến công việc của “cơ chế tiến-lùi của đồng hồ". Ở đây nói về tình hình trên bình diện năng lượng hạt nhân hòa bình. Có thể xem thí dụ điển hình về mối lo ngại nghiêm trọng sau khi xảy ra tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân "Fukuksima-1" của Nhật Bản. Những sự kiện này chứng tỏ rõ ràng rằng những biện pháp an ninh hiện áp dụng với các nhà máy điện hạt nhân là chưa đầy  đủ, - ông Piotr Topưchkanov chuyên viên nghiên cứu từ Trung tâm An ninh Quốc tế thuộc Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ Quốc tế (Viện Hàn lâm khoa học Nga) nhận xét.

Nếu thảm họa hạt nhân xảy ra không biết trên thế giới này sẽ có bao nhiêu thành phố chết như thế này?

 

      “Tính đến thực tế nhiều nước quan tâm đến năng lượng hạt nhân, kể cả những quốc gia không ổn định, thì có thể giả thiết rằng việc thành lập trên lãnh thổ của họ những chủ thể năng lượng nguyên tử sẽ góp phần nâng cao an ninh hạt nhân trên thế giới. Hiển nhiên là ở những nước này sẽ áp dụng các chuẩn mực an toàn nghiêm ngặt nhất”.       

Trong lịch sử 60 năm duy trì đề án “Đồng hồ báo giờ phán xử cuối cùng” của tạp chí “Bulletin of Atomic Scientists” (Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử), kim "đồng hồ" tượng trưng đã thay đổi vị trí khoảng 20 lần. Tốt đẹp nhất là tình hình nửa đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Khi đó, kim đồng hồ đã lùi lại 10 phút cách mốc “nửa đêm hạt nhân” nhờ sự sụp đổ Bức tường Berlin và những cuộc cách mạng nhung ở Đông Âu vào năm 1990. Còn năm thành công nhất là 1991: khi đó, trên làn sóng lạc quan với sự kết thúc "Chiến tranh lạnh",  độ an toàn được tăng lên đến 17 phút (cách xa nửa đêm thảm họa). Các chuyên viên Nga cho rằng trong tương lai gần thế giới sẽ không vượt được kỷ lục này. Mức tối đa có thể trông đợi là ngừng sự dịch chuyển của kim đồng hồ về phía “nửa đêm khải huyền hạt nhân” rồi bắt đầu lui lại phía sau một cách êm xuôi.

  • Phú nguyễn (theo Tiếng nói nước Nga)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc