Nhằm tạo một sự kiện tầm cỡ#160; hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Liên đoàn các Hiệp hội nuôi chó giống quốc tế, từ ngày 7 đến 10/7/2011, Cuộc thi chó đẹp thế giới năm 2011 sẽ được tổ chức tại Paris (Pháp). Đại diện của Việt Nam sẽ là hai chú chó Phú Quốc, Đốm và Vện, được đặc cách tham dự sự kiện này." />

Chó Phú Quốc hoạt náo Paris- Báu vật đã hồi sinh

08:14, Thứ ba 12/07/2011

( PHUNUTODAY ) - weight: bold;">Nhằm tạo một sự kiện tầm cỡ#160; hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Liên đoàn các Hiệp hội nuôi chó giống quốc tế, từ ngày 7 đến 10/7/2011, Cuộc thi chó đẹp thế giới năm 2011 sẽ được tổ chức tại Paris (Pháp). Đại diện của Việt Nam sẽ là hai chú chó Phú Quốc, Đốm và Vện, được đặc cách tham dự sự kiện này.

Nhằm tạo một sự kiện tầm cỡ  hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Liên đoàn các Hiệp hội nuôi chó giống quốc tế, từ ngày 7 đến 10/7/2011, Cuộc thi chó đẹp thế giới năm 2011 sẽ được tổ chức tại Paris (Pháp). Đại diện của Việt Nam sẽ là hai chú chó Phú Quốc, Đốm và Vện, được đặc cách tham dự sự kiện này.


Thông tin đã được ông Aymar Dauphin, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi xác nhận. Tối 5/7/2011, hai “thí sinh” Đốm và Vện đã theo hai người chủ của chúng là anh Lê Võ Hồng Hải ở Q.7 và anh Lý Nguyên Khôn ở Q.5 - TP. HCM làm thủ tục lên chuyến bay VN 0533 của Việt Nam Airlines để tới Paris dự cuộc quần anh tụ hội của họ nhà cẩu trên toàn thế giới.

Anh Cao Minh Kim Qui, một thành viên điều hành, đồng thời là sáng lập viên của Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam (VKA) khẳng định: khả năng giành huy chương của Đốm và Vện là rất cao. Tuy kinh phí đưa chó sang Pháp dự thi đều do cá nhân hai người chủ của chúng tự chịu trách nhiệm, song cả Đốm và Vện đều đi dự thi với tư cách đại biểu của VKA. Trong các cuộc thi chó đẹp do VKA suốt 3 năm qua, Đốm và Vện đều là những “cao thủ” thường xuyên thay nhau giành những thứ hạng cao nhất.

Lê Hồng Hải và chó Đốm- Giải nhất cho Phú Quốc và R.Bis VKA Dogshow 2009
Lê Hồng Hải và chó Đốm- Giải nhất cho Phú Quốc và R.Bis VKA Dogshow 2009


Bảng thành tích của chúng rất ấn tượng: Đốm từng giành giải Nhất chó Phú Quốc toàn quốc, giải Nhì chó đẹp quốc gia 2009, giải Nhất chó Phú Quốc 2010, giải Nhì chó PQ tại Dogshow CLB Chó PQ Saigon 2011 và đặc biệt đã là chó Phú Quốc đoạt giải Champions đầu tiên của Việt Nam. Vện chỉ đứng sau Đốm một bậc, từng giành giải Ba chó Phú Quốc toàn quốc 2009, giải Nhì chó Phú Quốc toàn quốc 2010 và giải Nhất chó Phú Quốc tại Dogshow CLB chó Phú Quốc Saigon (xếp  trên chó Đốm).

So với hai “đại cao thủ” là Xoài và Mít từng gây sửng sốt và thán phục cho các nhà Động vật học châu Âu cách đây non 120 năm thì bảng thành tích của hai “cẩu hậu bối” Đốm và Vện tỏ ra không hề kém cạnh, nếu không nói là còn vượt trội hơn, bởi đã được sàng lọc, chọn lựa kỹ càng và trải qua nhiều cuộc thi đấu cam go trước khi được cử làm thí sinh đại diện của VKA.

Chắc chắn, sau 12 thập kỷ, chính xác là 117 năm, loài chó Phú Quốc Việt Nam lại có cơ hội khiến người dân Paris hoa lệ và những nhà nuôi chó giống chuyên nghiệp của thế giới phải trầm trồ, thán phục.

Quá khứ lẫy lừng

Tuy khá nhỏ con, nhưng những chú Phèn, Vện, Xoài, Mít nguyên quán đảo Phú Quốc vẫn tỏ ra là một loài chó săn  ưu việt, có nhiều đặc tính vượt trội so với nhiều loài chó săn khác trên thế giới. Nhờ vậy, chó Phú Quốc đã được xuất ngoại và được người châu Âu biết đến từ rất sớm.

Người đầu tiên giới thiệu chó Phú Quốc với tư cách một loài chó quí hiếm với những người yêu chó quốc tế là ông Fernad Doceul, một người Pháp sinh năm 1857 tại thành phố Nantes. Xuất thân từ Đại học Y Khoa Paris, ông này đã sang làm công chức cho chính quyền thuộc địa Pháp nhiều năm liền tại các tỉnh Hà Tiên, Gò Công, Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc, Gia Định.... và một số  tỉnh miền Nam Campuchia.

Năm 1891, ông mang về Pháp hai cặp chó Phú Quốc. Về đến nơi chỉ còn sống 3con, hai đực, một cái.  Ông đem tặng cho vườn thú Paris như những cá thể đặc biệt quý hiếm. Vừa mới xuất hiện, chó Phú Quốc đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới sành chó ở châu Âu nhờ điểm đặc biệt là xoáy và dải lông mọc ngược ở trên sống lưng, điều không thể tìm thấy ở bất kỳ một loài chó nào khác trên thế giới.

Đã có nhiều nhà quí tộc, nhiều người yêu chó ở châu Âu đã vượt hàng ngàn km, từ Thụy Điển, từ Italia... đến vườn thú Paris chỉ để được ngắm “no mắt” những con chó Phú Quốc đặc biệt này. Nhiều nhà động vật học thời đó đã xem xét và tụng ca chúng trong các tạp chí chuyên ngành.

Đến ngày 21/11/ 1891, cả ba con chó Phú Quốc lại được một chuyên gia có kiến thức sâu rộng về động vật có vú là ông Emile Oustalet, người sau này trở thành Giám đốc ngành động vật có vú và chim của Viện Bảo tàng lịch sử Khoa học tự nhiên của nước Pháp giới thiệu một cách hào hứng trong một bài báo trên Tạp chí La Nature.

Lừng  lẫy và vinh dự nhất của loài chó Phú Quốc thuộc về hai con có lông màu lửa mang tên là Mango (Xoài, chó đực) và Banane (Chuối, chó cái) thuộc sở hữu của một người Pháp tên là Gaston Helouin sống tại Helfaut, Pas de Calais, miền Bắc nước Pháp. Xoài và Chuối đều sinh năm 1892, được mang về Pháp khi 2 tuổi. Chúng đã được tuyển chọn để tham gia triển lãm hoàn vũ quốc tế (về chó) diễn ra tại Anvers, Vương quốc Bỉ trong hai ngày và 16/7/1894, được ghi tên, lý lịch vào catalogue và lưu trữ cho đến ngày nay.

Vài tháng trước đó, chúng đã giành ngôi Quán quân và Á quân trong một Showdog khác tổ chức tại TP. Lille của nước Pháp. Giám khảo của cuộc thi chó này là bá tước Henri de Byland. Ông là một quí tộc Hà Lan thuộc một dòng dõi danh tiếng ở nhiều nước châu Âu trong nhiều thế kỷ.

Năm 1895, vị Bá tước này chuyển sang sinh sống tại Bỉ. Được biết đến như đỉnh cao tuyệt đối của phong trào nuôi chó giống châu Âu, ông là tác giả của nhiều cuốn viết về các giống chó xuất bản bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp và Đức. Phong trào nuôi và triển lãm chó phát triển mạnh ở châu Âu, ông trở thành người đóng vai trò then chốt trong hàng chục Hiệp hội chó giống của Anh, Bỉ , Pháp, Hà Lan và được mời làm Giám khảo thường xuyên trong những Dog Show, Dog Club danh tiếng nhất.

Ngay khi vừa xuất hiện, Xoài và Chuối đã được đôi mắt lão luyện của vị Bá tước này nhìn nhận như một loài chó quí hiếm. Trong những cuốn sách về loài chó mà ông viết sau này, Xoài và Chuối lại tiếp tục được đề cập, như hai đại diện tiêu biểu của loài chó Phú Quốc, sánh ngang cùng 300 giống chó quí và nổi tiếng khác trên thế giới.

Theo qui định của các Showdog, chó dự thi phải có tên tuổi, lý lịch, gia phả và bản tiêu chuẩn rõ ràng để đối chiếu. Đích thân Bá tước Henri de Bylandt đã nghiên cứu và soạn thảo ra bản tiêu chuẩn gồm 26 chi tiết cho chó Phú Quốc và đưa vào các cuốn sách trứ danh của mình.

Sự hoàn hảo của Xoài và Chuối cũng đã nhanh chóng hấp dẫn và chinh phục được Ban Giám khảo của cuộc thi tổ chức tại Lille. Kết quả, với khoảng cách điểm tuyệt đối, Xoài và Chuối đã bỏ xa hàng chục con chó dự thi để giật luôn cả mề đay hạng A và mề đay hạng B. Không nghi ngờ gì nữa, hai tấm huy chương của Xoài và Chuối chính là những huy chương đầu tiên của Việt Nam trên... đấu trường chó Quốc tế. Đáng tiếc, cả trăm năm qua, người Việt Nam vẫn không mấy ai biết điều này!

Khoảng cách tuyệt đối này còn thể hiện rõ ràng trong việc định giá, một thủ tục có tính thông lệ và bắt buộc trong các cuộc thi chó. Theo catalogue của cuộc thi, những con chó khác tham gia cuộc thi này được định giá từ 50 đến 100 quan Bỉ thời bấy giờ.

Trong khi đó, Xoài và Chuối một mình một cõi, được định giá những 25.000 quan Bỉ, nghĩa là đắt gấp những con chó cùng dự thi khác từ 250 đến 500 lần! Theo ông Dư Thanh Khiêm, một chuyên gia chó giống quốc tế  rất có uy tín, sống ở Bỉ, trong thời điểm hiện nay, một con chó đủ khả năng dự thi tại các showdog tại châu Âu (chưa cần đề cập đến việc đạt giải), giá tổi thiểu cũng 1500 euro, tức khoảng 30 triệu đồng Việt Nam.

q
Bản tiêu chuẩn chó Phú Quốc


Bỏ qua ngôi vị Quán quân và Á quân, chỉ tính đến việc có mặt dự thi và có mức giá đắt hơn 250- 500 lần những con chó khác, hai cô cậu “quốc tịch Phú Quốc” Xoài và Chuối cũng đã có giá từ 10 -15 tỷ đồng Việt Nam, theo thời giá hiện nay. Thật khiếp đảm!

Trong các cuốn sách nghiên cứu về chó từ hơn trăm năm trước, các  nhà động vật học châu Âu, các chuyên gia về chó lão luyện nhất đã phải trầm trồ thừa nhận chó Phú Quốc không chỉ có một  mà có rất nhiều đặc tính ưu việt, đặc biệt là không sợ độ cao. Ngoài ra, chó Phú Quốc gần như vẫn giữ nguyên được đặc tính độc lập và hoang dã, một sự hoà trộn tuyệt vời so với các loài chó thuần chủng đã từng tham gia showdog trên thế giới.

Đặc tính quí nhất của chó Phú Quốc là sự nhanh nhẹn và chính xác tuyệt vời. Chúng có thể chạy trong nhà rất nhanh để đuổi bắt chuột mà tuyệt đối không trượt ngã hay va vấp vào bàn ghế, nhờ khả năng hãm phanh để chuyển hướng một cách nhanh chóng. Khả năng này của chó Phú Quốc tỏ ra vượt trội và ăn đứt các loại chó săn thỏ đầu bảng mà “Vua chó” Henri Bylandt đã đề cập, ca tụng như loài Greyhound hay loài Afghan hound.

Bên bờ mai một và tuyệt chủng

Ưu việt và quý giá, từng gây địa chấn choáng váng tại châu Âu từ hơn những năm trước, nhưng đáng tiếc, tại quê nhà, chó Phú Quốc lại không được mấy ai chú ý và đánh giá đúng giá trị. Hơn thế nữa, lai lịch của chúng cũng bị rắp ranh đánh tráo, chuyển “nơi khai sinh” từ đảo Phú Quốc về một miền lạ hoắc nào đó, với một cái tên gọi cũng xa lạ hoàn toàn: chó Ridgeback vùng Đông Thái Lan!

Tiếng tăm trên trường quốc tế cũng không còn. Sau giai đoạn đầu vang danh, giai đoạn sau, những ghi nhận về loài chó quí này lại ẩn chứa rất nhiều sự ngộ nhận và pha tạp. Một số tác phẩm viết về chó đã mô tả chó Phú Quốc với “dáng con sói” có lẽ xuất phát từ Đông Dương nhưng rất giống chó Dingo của châu Úc và chó berger vùng Alsace, hay cho rằng nó được những tên cướp biển vùng Caribe đưa đến Phú Quốc. Đây thực sự là một sự ngộ nhận, bởi chưa bao giờ có chuyện cướp biển Caribe lại “làm ăn” hay thăm viếng gì vùng đảo Phú Quốc cả.

Ở trong nước, đã có chuyên gia về chó có bài viết cho rằng vào thế kỷ XIX, nhà thám hiểm kiêm cố đạo David Livingston đã mang giống chó có dải lông mọc ngược của Nam Phi đến đảo Phú Quốc, hình thành loài chó đặc biệt này.

 Không chấp nhận giả thiết này, ông Dư Thanh Khiêm đã lục lọi kỳ hết những tài liệu sách vở về nhà thám hiểm David để chứng minh được rằng ông cố đạo Tây chưa bao giờ đặt chân đến Việt Nam. Loài chó Nam Phi được nhắc đến chỉ được lai tạo vào nửa cuối thế kỷ XIX, trong khi cùng thời điểm đó Xoài và Chuối, hai đại diện thuần chủng Phú Quốc đã có mặt tại châu Âu và giành giải quán quân tuyệt đối.

Không chỉ hiểu sai do ngộ nhận, có vẻ như đang có cả “một âm mưu quốc tế” (chữ dùng của ông Dư Thanh Khiêm) nhằm đưa nguồn gốc chó Phú Quốc đặt vào một vùng đất khác. Thập niên 1980, hàng ngàn con chó Phú Quốc đã được thu gom bán sang miền Đông Thái Lan với giá rẻ bèo.

Người Thái đã cho chúng lai tạp với một số giống chó địa phương khác và nhờ Hiệp hội cho giống Nhật Bản đăng ký tiêu chuẩn với FCI vào năm 2003 như một loài chó thuần chủng của Đông Thái Lan, tên gọi Ridgeback. Từ đó, họ tung ra luận thuyết là chó Phú Quốc có nguồn gốc từ chó Thái Lan!

Thực trạng chó Phú Quốc thậm chí còn bi đát hơn cả những sai lệch trên tài liệu. Sự nổi tiếng đã khiến chó Phú Quốc bị lai tạp lung tung, phần lớn là lai với loài chó berger Đức (để tăng kích thước), hoặc lai với chó Thái Lan (nhằm tăng vẻ đẹp bên ngoài), làm phai lạt dần những đặc tính hoang dã quí hiếm. Những con chó lai dễ bán được giá cao hơn, nhưng lại trở nên vụng về, mất đi phần lớn những đặc tính nhanh nhẹn, linh hoạt, chính xác vốn được coi là điểm đặc biệt vượt trội của chó Phú Quốc.

Ông Khiêm và các cộng sự đã tiến hành khảo sát và nhận thấy, trên đảo Phú Quốc chỉ còn chừng hơn 100 con chó săn thỏ có dải lông mọc ngược đặc trưng ở trên lưng. Nhưng hầu hết đều bị chứng u nang biểu bì. Đây là một sự phát triển bất bình thường của của lớp mỡ bao bọc xung quanh lông, chỉ phát hiện được khi chó đã trên 3 tháng tuổi.

2
Giải nhất chó Vện và giải nhì chó Đốm tại Gogshow CLB PQSG 2011

 

Nhiều con trong số này, do cách nuôi dưỡng cẩu thả, đã trở nên ghẻ lở, ốm, đói.  Chỉ còn lại khoảng 3-4 con tạm ổn về vóc dáng, mang đầy đủ các đặc trưng theo bản tiêu chuẩn của Henri de Bylandt. Như vậy, nguồn gen quí này chỉ còn lại tối đa 1% cá thể.

Không chấp nhận thực tế này, ông Dư Thanh Khiêm đã về nước, cùng  một số người có tâm huyết tìm đủ  mọi cách để cứu loài cho Phú Quốc   đang bên bờ tuyệt chủng.


Ông Dư Thanh Khiêm sinh trưởng tại Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Ấn tượng và niềm đam mê chó bắt đầu từ khi ông còn là học sinh tiểu học .

Năm 1970, Dư Thanh Khiêm tìm được học bổng sang Bỉ học ngành Ngoại giao quốc tế, đồng thời cũng tìm được một cô bạn gái người Bỉ. Trong một lần dạo chơi, cặp tình nhân tình cờ bắt gặp và mua một cặp chó săn thỏ giống afghanhound để nuôi cho vui. Bận bịu với việc học (ông Khiêm học thêm nhiều ngành, trong đó có ngành Thư viện), ban đầu chàng thanh niên cũng không quan tâm nhiều đến chó. Nhưng sau đó, cặp chó họ mua đã sinh con. Người bạn gái của anh đem một chú chó thế hệ sau đi dự một showdog của TP. Bruxell và bất ngờ đoạt giải nhất.

Kể từ đó, cặp tình nhân và những con chó của họ thường xuyên có mặt ở các cuộc thi chó. Trò chơi ưa thích của họ là thách đố nhau dự đoán con chó nào sẽ bị loại, con nào sẽ đạt giải. Không muốn “thất thủ” trước cô bạn gái, Khiêm đã lao vào tìm sách vở, tài liệu để nghiên cứu về loài chó. “Virus chó”, như cách gọi của ông, đã ngấm vào người lúc nào không hay.

Khi Khiêm nhận ra được điều này thì ông đã trở thành một nỗi kinh ngạc lớn đối với hàng loạt chuyên gia, Giám khảo các cuộc thi chó ở xứ người. Hễ ông đưa ra nhận xét hay dự đoán nào là kết quả cuộc thi luôn diễn ra đúng y như dự đoán đó.

Tự thấy mình có tài, ông đã bỏ ra rất nhiều thời gian để tầm sư học đạo và nghiên cứu về chó. Năm 1980, ông đã bay một chặng đường dài sang tận nước Mỹ để được gặp “phù thủy chó”, bà Kay Fineth, lúc đó đã rất già, không bao giờ bước chân ra khỏi nhà và nhiều chuyên gia lừng lẫy khác để học thêm kinh nghiệm.

Bị hút hồn bởi một con chó có tên là Coaswind Alraxas, cha đẻ của khoảng 100 con chó vô địch khác trên toàn nước Mỹ, Khiêm đã “làm một việc điên rồ” là bán hết gia tài để lấy tiền rước ngay “cô con gái của nhà vô địch” là con chó cái Coaswind Avita đưa về Bỉ. Avita có hàng mi dài cong vút. Đối với ông thì “mắt giai nhân không thể sánh bằng mắt nàng Avita kiều diễm”.

Chó dòng họ của nhà vô địch Coastwind có đặc điểm chung là bộ lông rất dài. Mỗi tuần, mỗi con phải được tắm 1 lần, sau đó chủ của chúng phải mất 8 tiếng đồng hồ liên tục ngồi gỡ rối lông. Nhưng công sức và sự đam mê đã không bị lãng phí.

Chú chó đực của ông mang tên Coastwind Domineux, “cháu nội” của nhà vô địch năm xưa tại Hoa Kỳ lại tiếp tục giành ngôi vô địch trong nhiều cuộc thi chó tại Bỉ. Nó trở thành tiền đề để ông xây dựng nên cả một trại nuôi chó giống nổi tiếng mang tên Coastwind, chuyên sản xuất ra những con chó giống nổi tiếng họ Mirjamar (tiếng Arab nghĩa là San Hô) bán rất đắt. Tuy nhiên, sau đó ít lâu ông lại gặp và phải lòng một cô người mẫu.

Rõ là mắt các nàng chó Coastwind kiều diễm “hơn mắt giai nhân”, nhưng nếu phải chọn một, thì ông đành chọn giai nhân chứ không chọn sự nghiệp chó, vì giai nhân không hề thích chó. Để lập gia đình với cô người mẫu, ông buộc phải giải tán trại Coastwind.

Trong nhiều năm sau đó, ông Khiêm đã trải qua rất nhiều công việc và niềm đam mê khác nhau. Tuy thành công ở xứ người nhưng tấm lòng ông vẫn luôn hướng về xứ sở. Trong những chuyến về Việt Nam, ông luôn quan sát, tìm kiếm những khả năng để có thể làm được một điều gì đó có ích cho đất nước.

Biết Khiêm yêu chó, năm 1980, một người bạn nguyên là một giảng viên dạy lịch sử mang sang Bỉ tặng ông một bức tranh màu nước vẽ một chú chó Phú Quốc rất đẹp. Dáng vóc con chó trong bức tranh gần như “hớp hồn” ông. Con mắt của một chuyên gia cẩu học khiến ông biết ngay đó là một con chó quí. Kể từ đó, ông đã không tiếc thời gian lần theo dấu vết những thư tịch, tài liệu có nhắc đến chó Phú Quốc và nhận ra báu vật này đang có nguy cơ mai một và tuyệt chủng.

Để cứu loài chó Phú Quốc, ông Khiêm và những người tâm huyết tìm mọi cách thiết lập lại bản tiêu chuẩn cho chúng, sau đó tiến hành thủ tục đăng ký với FCI. Tổ chức này lại chỉ đối thoại với các Hiệp hội quốc gia chứ không đối thoại và làm việc với cá nhân hay các hiệp hội địa phương.

Ngày 11/1/2007, ông Yves de Cledrg đã có thư trả lời nguyện vọng mà ông khiêm đề đạt: “Cơ quan FCI có hai tập sách của Bá tước Henri de Bylandt và quả thật chúng tôi đã có dịp ngưỡng mộ giống chó này, chó săn phú Quốc mà hình như hồi xưa khá phổ biến. Tuy nhiên hiện nay giống chó này không còn nằm trong danh sách những giống chó được FCI nhìn nhận và duy chỉ có Hiệp hội quốc gia chó giống của nước có giống chó được quyền xin phép việc nhìn nhận giống chó bởi FCI. Rất tiếc việt Nam không phải là thành viên nên không thể làm việc này”.

Từ những gợi ý của lãnh đạo Liên đoàn các hiệp hội nuôi chó giống quốc tế (FCI), ông Khiêm nhận định: chỉ có một hiệp hội đại diện cho một quốc gia về chó giống và là thành viên của FCI mới đủ điều kiện đề nghị FCI công nhận lại giống chó Phú Quốc.

Ngày 20/7/2007, ông Dư Thanh Khiêm đã về TP. HCM tổ chức một cuộc hội thảo với chủ đề: “Chó Phú Quốc, niềm tự hào của chúng ta!”. Ông Khiêm đã cùng những người yêu thích giống chó Phú Quốc trong nước tiến hành vận động thành lập Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam (VKA), với mục tiêu đặt ra là đến năm 2011 sẽ đưa được chó Phú Quốc xuất ngoại để tham dự các Dog Show quốc tế.

Hiệp hội chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2009. Từ sự vận động của ông Khiêm, FCI đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến tham quan, hỗ trợ và đánh giá các hoạt động của VKA. Tháng 10/2010, VKA đã được FCI công nhận là thành viên.

Ông Khiêm và các cộng sự đã đạt được mục tiêu đặt ra. Ban Tổ chức Cuộc thi chó đẹp thế giới năm 2011 đã đánh giá rất cao và đặc cách mời chó Phú Quốc dự thi, dù trước đó giống chó này vẫn chưa được đăng ký chính thức. Đây là sự kiện ngoại lệ đầu tiên trong lịch sử nuôi chó trên thế giới.

Việc hai chú chó Phú Quốc Đốm và Vện có mặt trong một sự kiện lớn và chính thức của FCI đã tạo ra một tiếng vang trong cộng đồng nuôi chó giống thế giới. Được mời tham dự với tư cách thành viên của VKA, nghiễm nhiên chó Phú Quốc đã bước đầu được tổ chức cao nhất, uy tín nhất về nghề nuôi chó Thế giới thừa nhận gốc gác, đặc tính. Mọi sai lầm cũng như âm mưu đều bị bác bỏ hoàn toàn. Loài chó Phú quốc hoàn toàn là chó bản địa, một báu vật thuộc về Việt Nam!

 

Bản tiêu chuẩn cho chó săn thỏ Phú Quốc do Bá tước Henri de Bylandt công bố năm 1897

Hình dáng tổng thể: hình dáng loài chó săn nhưng đầu và hình dáng nặng nề hơn;
Khả năng: chạy rất nhanh khi săn mồi và rất dài hơi.
Đầu: dài vừa phải.
Sọ: hơi cong, da nhăn.
Mõm: khá rộng, dài bằng nửa chiều dài cái đầu.
Mắt: nâu đỏ;  mũi: đen; môi: đen, cũng như lưỡi.
Hàm: mạnh mẽ và dài; răng: rất to và khép chặt.
Tai: dựng đứng hình vỏ sò, dựng đứng nhưng không nhọn lắm, phía trong tai ít lông.
Giọng: chói tai; cổ: dài và mềm, nở rộng về phía vai.
Vai: xiên; ngực: rất sâu và nở rộng; bụng: rất thon.
Vùng thắt lưng: rộng và mạnh mẽ; bắp đùi: cơ bắp nở nang.
Chân: dài, thẳng và gọn; bàn chân: khá dài.
Đuôi: rất linh động và ngắn, cong trên lưng, hình cánh cung, chóp đuôi gần chạm lưng.
Lông: là một trong những đặc điểm đặc biệt của giống này, thật ngắn và dài trên toàn thân.
Màu sắc: vàng lửa với mõm đen, dải lông mọc ngược màu sắc sẫm hơn.
Chiều cao ngang vai: khoảng 55 cm; trọng lượng: khoảng 18 kg.
Nguồn gốc: đảo Phú Quốc.



NHL

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc