Trong cuộc sống này, dù muốn dù không thì cũng đôi lần bạn sẽ được hỏi mượn tiền. Và từ chối là việc vô cùng khó khăn, nhưng có những người dù bạn biết rằng cho mượn sẽ mất thì cũng không cam lòng tí nào.
Vậy làm sao để cho người mượn tiền tự giác trả nợ?
Theo giáo lý nhà Phật, trong cuộc đời có 4 thứ tuyệt đối ta không nên mắc nợ, trong đó có tiền bạc.
Theo lẽ tự nhiên, có vay thì có trả. Khi ta vay ai một món tiền nghĩa là ta đang nhận ở người đó một món nợ không chỉ đơn thuần là vật chất mà còn là ân nghĩa.
Thế nhưng ở đời, nhiều người vay tiền không muốn trả. Có người “xù nợ”, có người trả nợ nhưng lại mang niềm oán giận người cho vay.
Theo các vị giảng sư, đó là cách họ đang gieo nghiệp nghèo cho mình mà không hề hay biết.
Người cho bạn mượn tiền khi cần chưa hẳn là người ta dư dả, nhưng vì tình nghĩa, người ta sẵn lòng giúp đỡ bạn vào lúc khốn đốn.
Vật mà bạn mượn không đơn giản là tiền, nó là sự tin tưởng, là tấm lòng trân quý của người cho mượn đến bạn.
Hãy lấy đó là động lực để đầu tư đúng đắn vào tương lai, đừng nghĩ người ta giàu có cho mình vay vài đồng thì có xá gì mà tiêu hoang phí, không tính toán.
Một lần bất tín vạn lần bất tin, đừng bao giờ quỵt tiền nợ dù bạn có khó khăn đến nhường nào đi nữa.
Vì như vậy không những đánh mất mối lương duyên tốt đẹp mà còn tự đạp giá trị bản thân xuống vũng bùn.
Tình cảm bạn bè là thứ quý giá, tìm được người sẵn lòng giúp đỡ ta khi khó khăn lại càng đáng phải trân quý hơn.
Giàu là do siêng năng giúp đỡ, bố thí người khác. Nghèo là do hà tiện, bỏn xẻn, ích kỷ, không chịu bố thí.
Theo lời giải thích này thì hành vi “vay tiền không trả” hoặc “vay tiền không muốn trả” là một biểu hiện của tâm ích kỷ, tráo trở.
Chiếu theo luật nhân quả trong đạo Phật thì hành vi đó chính là cách gieo nghiệp nghèo hèn cho mình. Nhanh thì cho đời này, muộn thì cho những đời sau.
Đừng bao giờ muốn lấy không của ai đó một thứ nào đó, vì những thứ ấy không phải do bạn bỏ công sức làm ra.