Cảnh báo: Mẹ Việt phẫn nộ vì bố và ông ra sân hút thuốc nhưng con lại mắc bệnh nguy kịch

( PHUNUTODAY ) - Cảnh báo: Mẹ Việt phẫn nộ vì bố và ông ra sân hút thuốc nhưng con lại mắc bệnh nguy kịch - hãy tìm hiểu ngay đừng để tới lúc hối hận

khoi-thuoc-la

 

Nguy hại từ thuốc lá

Thuốc lá được xem là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi, với khoảng 90% tổng số người chết vì căn bệnh này. Ngoài ra, thuốc lá còn là tác nhân gây ra các bệnh ung thư họng, thanh quản, thực quản, tuyến tuỵ, tử cung, cổ tử cung, thận, bàng quang, ruột và trực tràng...

Tỷ lệ tử vong do các bệnh ung thư khác nhau trên nền người hút thuốc cao gấp hai lần người không hút thuốc. Người nghiện thuốc nặng có tỷ lệ chết vì ung thư cao gấp bốn lần so với người không hút.

Theo nghiên cứu ở Mỹ, khoảng 87% trong số 177.000 ca ung thư phổi mới mắc ở Mỹ năm 1996 là do thuốc lá, còn lại là do các nguyên nhân khác như: ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp, ăn uống, cơ địa và các yếu tố di truyền.

Vậy trong thuốc lá có những thành phần nào gây ra các căn bệnh kinh khủng như thế?

Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Lệ Quyên – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Trong khói thuốc chứa các chất ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong đó bao gồm chất nhựa hắc ín, 7000 chất độc hoá học như Formaldehyde, Toluene... Trong đó chỉ điểm rõ 50 chất gây ung thư.

Ngoài ra trong khói thuốc còn có các chất phụ gia như amoniắc gây suy kiệt cơ thể, có trong các chất tẩy rửa nhà vệ sinh, các-bon mô nô-xít.

Đặc biệt khả năng gây nghiện thuốc lá là do Nicotin. Trung bình một điều thuốc chứa 1-3mg nicotin, tác động đến não bộ".

Thạc sĩ, bác sĩ Lệ Quyên nhấn mạnh đến tác hại của nicotin. FDA xếp nicotin vào nhóm có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như ma tuý, heroin và cocain.

Cơ chế gây nghiện của nicotin chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicotin trên các cấu trúc não. Người hút thuốc lá chỉ cần 7 giây là nicotin đã kích thích lên não bộ.

Nicotin tác động lên các thụ thể ở hệ thống thần kinh với chất dẫn truyền thần kinh dopamine, một hoá chất chính trong não điều chỉnh mong muốn sử dụng các chất gây nghiện, gây bài tiết adrenaline (nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi, ức chế co bóp và chế tiết dịch vị dạ dày).

Thành phần khí CO có trong khói thuốc cũng vô cùng nguy hiểm. CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy.

Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu và góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

Mẹ Việt phẫn nộ vì bố và ông ra sân hút thuốc nhưng con lại nguy kịch

Chỉ trong ít ngày nay, chia sẻ của facebook Anne Nguyen đã được hàng chục nghìn lượt chia sẻ vì câu chuyện vừa đáng sợ, vừa bức xúc mà chị và con mình đã trải qua.
"Con tôi bị ho biến chuyển rất nhanh chỉ trong vòng đúng 1 ngày, cơn ho kéo dái, sâu và chuyển nhanh thành hen phế quản, phổi có tiếng rít. Khi đưa vào cấp cứu do con lên cơn khó thở, thì nồng độ oxy máu thấp quá.

Bác sĩ đã nói để con chịu khổ vì cơn khó thở, nguy hiểm tính mạng. Sau 3 ngày con đỡ nhiều nhưng khi khám lại bác sĩ nói phổi con vẫn còn chưa ổn, vẫn tiếp tục kháng sinh để dứt điểm.

Tuy nhiên, điều tôi muốn nói tới ở đây không phải về vấn đề con bị ốm mà là nguyên nhân con ốm. Bác sĩ nói thời tiết và môi trường bây giờ khắc nghiệt nên con dễ ốm hơn. Nhưng có một nguyên nhân sâu sa hơn cả mà bác sĩ nhắc tới đó là khói thuốc lá.

Và bác sĩ chắc chắn đối với 1 đứa trẻ đề kháng kém đã từng viêm tiểu phế quản như con thì hơi khói thuốc chính là nguyên nhân kinh khủng nhất. Khi bác sĩ hỏi "nhà có ai hút thuốc không?", tôi đã nói có ông trẻ và bố cháu. Nhưng cháu rất ít tiếp xúc và khi hút thuốc mọi người đều tránh cháu, ra ngoài hút xong mới vào".

Bác sĩ lắc đầu và nói: "Chị có biết mặc dù gia đình chị đã có ý thức bảo vệ con nhưng vẫn rất nông cạn không? Chị có biết người hút thuốc lá họ hít sâu hơi thuốc ấy vào trong phổi của họ, khói thuốc bay lên và tan đi là cái mà chị nhìn thấy còn hơi thuốc nồng đậm phả ra dần qua hơi thở của người hút thuốc nguy hiểm như thế nào không.

Trẻ hấp thu hơi/khói thuốc thụ động nguy cơ mắc bệnh phổi cao hơn nhiều lần người hút thuốc. Bên này tôi dẫn chị đi xem một cháu bé nằm điều trị viêm phổi cấp đã hai tuần chưa được ra viện, phổi chuyển màu vì hít hơi thuốc thụ động từ ông nội. Họ cũng nói khi hút thuốc thì ông ra sân, hút xong mới vào…"

Anne Nguyen không giấu được sự bức xúc: "Tôi tin, tôi luôn tin thuốc lá độc hại như vậy và tôi thương con tôi, thương những đứa trẻ giống như con tôi, bản than chúng không thể tự bảo vệ mình, ngay cả tôi tôi cũng cảm thấy quay cuồng vì chưa thể bảo vệ con tốt nhất.

Tôi chỉ muốn nói những người đang cầm điều thuốc trên tay, ngậm điếu thuốc trên môi họ đang thu ngắn quãng đường đời của họ là vì họ ích kỷ nhưng họ lấy quyền gì cho phép mình bào mòn cuộc đời của những người khác, những người ấy có thể là bố mẹ, là vợ, là những đứa con của chính họ.

Đừng đổ lỗi vì hoàn cảnh, vì khó khăn, vì cô đơn, vì bất mãn mà ai đó phải tìm tới khói thuốc để quên đi hãy nhìn thẳng và chấp nhận mình là kẻ kém cỏi, không có nghị lực nếu cứ mãi biện minh. Bởi nếu bạn không bắt đầu mà chỉ đứng đó đốt thuốc thì mọi việc vẫn không giải quyết được. Thế nên, bạn thực sự không thấy lo sợ trước những cảnh báo về tác hại thuốc lá cho bản thân mình nhưng trên tất cả vì tương lai của những đứa con thơ, hãy từ bỏ thuốc lá".

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn