Chủ tịch tỉnh chỉ đạo báo chí khi đưa tin tiêu cực?

06:42, Thứ bảy 18/05/2013

( PHUNUTODAY ) - ĐT Phạm Vũ Luận ký.

Đây là một trong bảy thông điệp của công văn chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH gửi đến chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận ký.

[links()]

Theo tinh thần công văn, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần thành lập ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, tăng cường chỉ đạo sở GD-ĐT, các ban ngành có liên quan trong việc giám sát các kỳ thi, ngăn chặn các tiêu cực có thể xảy ra.

Công văn này khẳng định rõ chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan truyền thông trao đổi kỹ với cơ quan chức năng trước khi cho đăng tải các thông tin nhạy cảm liên quan đến đề thi như lộ đề, đề thi có sai sót, tiêu cực trong kỳ thi...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các địa phương bảo đảm cung cấp đầy đủ điện nước, thông tin liên lạc được xuyên suốt trong thời gian các kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi ĐH, CĐ diễn ra.

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần quan tâm chỉ đạo, kiểm tra để thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục phổ thông và tổ chức tốt việc ôn tập cho học sinh lớp 12, tuyệt đối cấm việc lợi dùng kỳ thi để vận động thu góp, bắt ép học sinh học thêm trái quy định.

Thí sinh quay cóp tại phòng thi của Trường THPT Đồi Ngô năm 2012 - Ảnh: chụp từ clip
Thí sinh quay cóp tại phòng thi của Trường THPT Đồi Ngô năm 2012 - Ảnh: chụp từ clip


Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các địa phương tạo điều kiện tốt nhất cho các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tổ chức được kỳ thi tuyển sinh 2013 an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

Việc đề nghị chủ tịch tỉnh chỉ đạo báo chí khi đưa tin tiêu cực khiến không ít người băn khoăn tương tự như Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2013 ở điều 42a.

Điều 42a, Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2013 ghi rõ: Người cung cấp thông tin và bằng chứng về những cá nhân, tổ chức vi phạm quy chế thi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin và chứng cứ đã cung cấp, không được lợi dụng việc đó để gây ảnh hưởng tiêu cực đến kỳ thi. Người có bằng chứng về vi phạm quy chế thi có trách nhiệm gửi bằng chứng cho nơi tiếp nhận (ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT trung ương hoặc ban chỉ đạo cấp tỉnh/TP); thanh tra giáo dục các cấp trong vòng bảy ngày kể từ ngày thi cuối cùng để xử lý; không được phát tán thông tin cho người khác dưới bất cứ hình thức nào.

Trao đổi với Dân trí, GS Hà Huy Bằng - Chủ tịch Trường THPT Đào Duy Từ (Hà Nội) cho biết: “Tôi thấy Bộ đưa ra quy định mới này dựa trên cơ sở nào? Nếu đưa ra quy định như thế này thì phải dựa trên Luật tố cáo chứ không nên đưa ra quy định hẹp như vậy, hạn chế quyền của người tố cáo. Tôi từng làm chủ tịch Hội đồng thi đại học, chủ tịch hội đồng thi tốt nghiệp nên tôi thấy Bộ GD-ĐT quá dễ dãi trong việc cho thí sinh mang thiết bị vào phòng thi gây khó khăn cho cán bộ coi thi. Người đi thi thì nhiệm vụ chính là làm bài thi chứ không phải là nhiệm vụ chống tiêu cực”.

Cũng trao đổi với Dân trí, PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh bức xúc nói: “Tôi thấy quy định này vô lý, không đúng, mâu thuẫn vì cho phép học sinh mang quay phim vào phòng thi để chống tiêu cực một cách công khai và minh bạch nhưng lại phải nộp quay phim đó lên Hội đồng thi. Nếu người có tài liệu chống tiêu cực mà chỉ đưa cho lãnh đạo quản lý là hội đồng thi mà không đưa cho báo chí hay cơ quan chức năng khác thì chống tiêu cực làm gì vì việc xử lý tiêu cực đó sẽ bị chìm xuồng. Ví dụ như vụ Đồi Ngô, nếu không có clip phát tán trên mạng, báo chí vào cuộc thì Bộ GD-ĐT có biết không để xử lý. Còn nếu người chống tiêu cực vu khống thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Do vậy, quy định này sẽ “bóp nghẹt” người chống tiêu cực”.

Việc ban hành các quy định hạn chế quyền của người tố cáo tiêu cực thi cử khiến không ít người lo lắng liệu còn ai có thể mạnh dạn tố cáo tiêu cực?

  • An An (Tổng hợp từ TTO, Dân Trí)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc