Mình nghĩ các cô dâu đang chuẩn bị cho mùa cưới mùa thu này nên lưu ý vấn đề nhạy cảm này. Bởi lẽ bản thân mình ngày xưa vì thiếu hiểu biết mà đêm tân hôn đúng ngày mình bị, vợ chồng đành hậm hực đợi cho ngày ấy đi qua.
Đã vậy mình còn mắc chứng rong kinh, coi như mất cả chục ngày sau cưới. Mình vừa thấy buồn và thấy cực kì có lỗi đối với ông xã. Nhiều lúc giận hờn ông xã vẫn lôi chuyện này ra nói, sau ngày cưới chú rể đi làm cả cơ quan ai cũng trêu này trêu nọ, thực chất thì chú rể chẳng sơ múi được gì.
Đó là sự cố đáng tiếc của mình, mà nếu tính toán được, các bạn trẻ hoàn toàn có thể rời ngày này không hề khó khăn. Tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, thậm chí phụ nữ còn uống thuốc để một năm người ta chỉ bị có 3 lần.
Mình không cổ súy cho việc làm phản tự nhiên như vậy, tuy nhiên, đêm tân hôn chỉ có một lần trong đời người nên các bạn nữ lưu ý nhé.
Cách làm phổ biến nhất hiện nay là dùng thuốc tránh thai. Điều này cũng khác nhau ở mỗi chị em và cũng khác tùy thuộc vào loại thuốc ngừa thai mà bạn đang dùng. Có loại thuốc mà bạn có thể uống chậm sau một ngày, có loại không.
Nhiều cô dâu băn khoăn về việc ngày nguyệt san của mình đúng lịch sẽ rơi đúng vào đêm trọng đại: đêm tân hôn. Vậy cách làm chậm nguyệt san khoa họ nhất là gì? Ảnh minh họa |
Đối với những người không dùng thuốc tránh thai, nếu tham khảo ý kiến bác sĩ, bác sĩ có thể giúp bạn ngăn chặn chu kì bằng cách kê toa norethisterone. Thuốc này cần phải được bắt đầu ba ngày trước khi ngày của chu kỳ của bạn. Bạn sẽ cần phải uống thuốc mỗi ngày trong suốt thời gian mà bạn muốn ngăn chặn chu kì xuất hiện. Chu kì sẽ bắt đầu trở lại vào khoảng 3 ngày sau khi bạn dừng dùng thuốc.
Với những ai dùng loại thuốc ở vỉ có 21 viên cho 21 ngày thì sẽ có 7 ngày "nghỉ ngơi" sau mỗi lần uống hết 21 viên. Lúc này, chị em cũng thấy có hiện tượng chảy máu, được coi là như một chu kì nguyệt san mặc dù không có sự rụng trứng xảy ra.
Chị em cũng có thể dùng vỉ thuốc thứ hai sau khi uống hết vỉ thứ nhất. Có khá nhiều chị em chọn cách này. Tuy nhiên, các tác dụng phụ có thể có bao gồm đau nhiều hơn trong kì kinh nguyệt, chảy máu nhiều hơn, chu kì kéo dài hơn...
Đối với những người uống thuốc loại vỉ 28 viên liên tục, không nghỉ thì trong số đó có cả những viên thuốc gọi là "viên thuốc giả dược". Loại này cũng không có hại gì, chỉ là giúp bạn duy trì thói quen uống thuốc mỗi ngày, nhưng cũng không thực sự giúp trì hoãn kinh nguyệt. Vậy nên, để trì hoãn chu kì của mình, bạn nên bỏ qua những viên "giả dược" này và đi thẳng vào vỉ thuốc tiếp theo.
Một loại nữa là thuốc progesterone chỉ có một số hiệu ứng khác nhau về thời kỳ nguyệt san. Nếu bạn đang dùng viên thuốc này, bạn sẽ không thể thay đổi thứ tự của thuốc nếu muốn trì hoãn chu kì của mình.
Với những gì mình chia sẻ, hy vọng chị em sẽ chọn được cách phù hợp để ấn nút tạm dừng kỳ nguyệt san đáng ghét nhé!