Đã từ lâu, tục bắt chồng của các thiếu nữ người K’Ho khiến nhiều du khách khó tin. Ở những dân tộc khác, phái nữ thường e thẹn trong chuyện dựng vợ, gả chồng. Thế nhưng, các cô gái K’Ho lại là người chủ động trong chuyện trăm năm. Đã thế, họ còn phải chấp nhận thách cưới nặng nề của bên nhà trai.
Không những thế, để đến được với người thương, các cô gái người K’Ho phải trải qua hai lần cưới là cưới nhỏ, cưới lớn. Đây được xem là thử thách mà cả đời họ không thể quên.
Hình ảnh thiếu nữ người dân tộc dân tộc K’Ho |
Qua tìm hiểu, khi con gái người K’Ho ưng người đàn ông nào thì sẽ về nhà nhờ cậu thay cho ông mối đến nhà trai thưa chuyện. Nếu nhà trai đồng ý cho thăm nhà, nhà gái sẽ chuẩn bị lễ gồm một chiếc còng và một chiếc nhoòng (một loại vòng bằng bạc - PV) để tối đến nhà gái nói chuyện.
Nếu được nhà trai đồng ý, nhà gái sẽ trao còng, nhoòng tiến tới lễ hỏi. Tuy nhiên, nếu nhà trai từ chối họ sẽ trả lại cho nhà gái một tấm ui (tấm thổ cẩm dài rất quý – PV) và một ít tiền.
Sau khi lễ trao vòng thuận lợi, hai bên gia đình sẽ tiếp tục đi đến lễ hỏi. Đây được xem là cuộc đấu trí của hai bên gia đình. Tại đây, họ sẽ thảo luận với nhau về các lễ vật trong đám cưới.
Có nhiều trường hợp, nhà trai thách cưới quá nặng khiến cho cuộc thảo luận căng thẳng. Thời gian thảo luận có thể lên đến cả tháng nếu hai bên chưa có sự thống nhất. Tồi tệ hơn, đám cưới có thể sẽ bị hủy. Do đó, nhiều cặp đôi sống chung với nhau đến lúc có con, có cháu mới tổ chức được đám cưới.
Dù không hạn định về thời gian nhưng cuộc sống của người dân thuộc tộc K’Ho đều phải tổ chức đám cưới lớn. Theo quan niệm của người K’Ho, đám cưới lớn là đám cưới quan trọng nhất, không có nó, người con trai và người con gái cưới nhau không được bản cùng thần linh công nhận.
Theo một số người dân tộc K’Ho, đám cưới lớn là bắt buộc nhưng đám cưới nhỏ lại không kém phần quan trọng. Muốn đến được với nhau, cả hai sẽ phải tổ chức đám cưới nhỏ. Sau đó, người con trai sẽ theo người con gái về nhà chung sống, sinh con… Sau khi dành dụm được tiền, họ sẽ tổ chức đám cưới lớn.
Trao đổi về thủ tục cưới hỏi, bà Ka Brịp (người dân tộc K’Ho) cho biết: “Đám cưới lớn rất quan trọng. Do đó, dù khó khăn đến mấy thì cặp vợ chồng nào cũng phải làm. Nếu không làm, khi chết cũng sẽ phải làm mà thủ tục lại phức tạp hơn…”.
Cũng theo bà Ka Brịp, nếu sau này người con trai mà chết đi thì nhà gái phải làm trâu, mổ heo để làm lễ trả cho nhà trai. Vì chưa làm đám cưới lớn nghĩa là nhà gái chưa có những ứng xử đúng phong tục, tập quán đối với nhà trai.
Thế nhưng, cứ đến ngày cận tết là các cô gái dân tộc K’Ho lại mặc những bộ quần áo đẹp nhất để đi tìm chồng cho mình. Tiếp đó, họ sẽ phải trải qua đám cưới nhỏ để rồi cố gắng lao động để trả nợ, chờ đợi ngày làm đám cưới lớn trước sự chứng kiến của người trong tộc cùng thần linh phù hộ.
Bất ngờ với những phong tục Tết độc đáo chỉ có ở Việt Nam Những phong tục đón Tết kỳ lạ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. |