Chuyện gia đình long đong của Hoàng hậu Italia Marie Jose

11:54, Chủ nhật 18/09/2011

( PHUNUTODAY ) - Không hẳn vì bà là vị Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử chế độ Quân chủ lập hiến Italia, mà còn bởi vì bà là Hoàng hậu có số phận nghiệt ngã, bị giằng xé bởi mưu đồ bá vương...


(Phunutoday)- Hoàng hậu Marie Jose là một trong những nhân vật Hoàng gia quyền qúy trong lịch sử Italia được nhắc đến nhiều nhất. Không hẳn vì bà là vị Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử chế độ Quân chủ lập hiến Italia, mà còn bởi vì bà là Hoàng hậu có số phận nghiệt ngã, bị giằng xé bởi mưu đồ bá vương và cả số phận lao đao, lận đận khi phải sống lưu vong qua nhiều đất nước.
 
Hoàng hậu Marie Jose nước Italia thời thanh xuân
Hoàng hậu Marie Jose thời thanh xuân
Tựu chung trong con người vị Hoàng hậu này là một tinh thần lạc quan, yêu đời và quý trọng cuộc sống. Có thể thấy nghị lực phi thường của bà, cho dù can qua chiến tranh vẫn sống khoẻ và viết sách sử lưu truyền hậu thế.
 
Nữ hoàng trị vì 5 tuần
 
Hoàng hậu Marie Jose nước Italia (4/8/1906- 27/1/2001), người vừa băng hà ở tuổi 94 tại Geneva (Thụy Sĩ), trước đó Marie Jose là vợ goá của Vua Umberto II, Hoàng đế cuối cùng của nước Italia, và là con gái của Vua Albert I của nước Bỉ. Marie Jose chính thức đăng quang Nữ hoàng Italia chỉ trong vòng 5 tuần vào thời điểm năm 1946, giữa sự thoái vị của cha chồng - Vua Victor Emmanuel III vào ngày 9/5/1946 và sau khi xua đuổi người chồng của mình vào ngày 14/6/1946, thời điểm chế độ quân chủ bị bãi bỏ thông qua một cuộc trưng cầu dân ý.
 
Một quan sát viên đã ghi nhận về sự thay đổi của Nữ hoàng Marie Jose ngay sau khi rút lui khỏi ngai vàng nước Italia rằng: “Trước mặt Nữ hoàng Marie, các thần dân cảm thấy bản thân họ như đang bị lu mờ. Thậm chí khi bà im lặng, người ta vẫn thấy Nữ hoàng rực rỡ hơn tất cả”. Sau năm 1983, cựu Nữ hoàng Marie được phép quay trở lại Italia. Những năm cuối đời, bà dành tâm sức và tài năng của mình để viết các sách lịch sử.
 
Nữ hoàng Marie Jose là Công chúa Marie Jose Charlotte Sophie Amelie Henriette Gabrielle của vương quốc Bỉ. Nàng chào đời vào ngày 4/8/1906 tại dinh thự hoàng gia gần Ostend (Bỉ). Công chúa Marie Jose là con gái thứ 3,là người con út của Thái tử Albert và Hoàng phi Elisabeth xứ Bavaria (Đức), là cháu gái của Hoàng hậu Elisabeth nước Áo.
 
Các anh trai của nàng sau này là Vua Leopold III và hoàng tử Charles, sau này là quan nhiếp chính của Bỉ từ năm 1944 đến 1950. Với cuộc xâm lược của Đức vào Bỉ vào năm 1914, Hoàng gia Bỉ buộc phải rời khỏi Brussels, cuối cùng cả hoàng gia định cư tại La Panne, nơi đó Vua Albert trở thành trung tâm của kháng chiến anh hùng của Bỉ cùng với quân đội Đồng Minh.
 
Hoàng hậu Elisabeth vốn là một nhạc công tài ba song buộc phải làm nghề điều dưỡng để đáp ứng với tình hình thời cuộc. Các trẻ em Hoàng gia Bỉ được gửi tới Anh. Công chúa Marie Jose tham gia theo học tại một ngôi trường ở Brentwood. Những lần ghé thăm thường xuyên của cha mẹ nàng tại mặt trận phía Tây, Công chúa Marie Jose đã gặp gỡ Tổng thống Pháp Raymond Poincare, Thủ tướng Pháp Georges Clemenceau và Hoàng tử xứ Wales cũng như nhà thơ Bỉ Emile Verhaeren, nghệ sĩ Vĩ cầm Eugene Ysaye và nhiều nhân vật lỗi lạc khác.
 
Năm 1916, Công chúa Marie Jose được gửi tới một trường dòng tu thông minh tại Poggio Imperiale, ngoại ô Florence. Sau khi người Italia bị đánh bại tại Caporetto vào tháng 10-1917, người đại diện chủ quyền Bỉ khi đó đã đích thân đến thăm Vua Victor Emmanuel III và Hoàng hậu Elena tại Battaglia, gần Padua.
 
Đám cưới nhiều điềm gở với Vua Umberto nước Italia
 
Theo sự sắp đặt của cha mẹ, Công chúa Marie Jose gặp Umberto, Hoàng tử xứ Piedmont, người được phê chuẩn việc kế vị ngai vàng, lúc đó mới 13 tuổi. Hoàng tử Umberto đã phải lòng công chúa Marie Jose ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ngài thích người con gái ấy ở cái dáng cao ráo, khuôn mặt luôn thanh thoát vui vẻ với mái tóc xoăn bồng bềnh.
Hoàng hậu Marie Jose bên 4 người con
Tình cảm ấy có lẽ đến tự nhiên nhưng lại là một ván bài chính trị giữa những người làm cha làm mẹ. Sau chiến tranh, Marie Jose tiếp tục sự nghiệp học hành ở Italia. Phu nhân Curzon nhớ lại một chuyến viếng thăm của Hoàng gia Bỉ vào năm 1920: “Những đứa trẻ trong gia đình Hoàng gia không bao giờ được phép nói ra bất kỳ từ nào trong suốt bữa ăn, trừ khi nhận được sự đồng ý từ cha mẹ của họ, họ sống khá khuôn khổ với những quy tắc, giáo lễ nghiêm ngặt đến mức khó thở, những buổi nói chuyện luôn mang vẻ nghiêm trang và long trọng”.
 
Công chúa Marie Jose học tập ở Italia, tuy vậy nàng không học như những học sinh thông thường mà là phải dần chuẩn bị những tiêu chuẩn cần có nhằm đảm trách vai trò của mình đối với đất nước trong tương lai. Trong thời gian học tập, Công chúa Marie Jose vẫn bí mật gặp gỡ với Hoàng tử Umberto, chuyện tình của họ ngày càng tiến triển cho đến ngày 25/10/1929, Hoàng tử Umberto đến Brussels nhằm loan báo về lễ đính ước của họ.
 
Ngày sau đó, Hoàng tử Umberto may mắn thoát chết khi một thành viên chống Phát xít Italia đã bắn vào ngài, khi Umberto đang đặt vòng hoa lên mộ Chiến sĩ Vô Danh - một khởi đầu mang điềm gở cho đôi vợ chồng trẻ. Ngay cả đám cưới của họ tại lâu đài Quirinal ở Rome vào tháng Giêng năm 1930 cũng không tránh khỏi tai hoạ. Trong lễ cưới, khách khứa hầu như đã yên vị lúc 8 giờ sáng và ngồi đợi trong vòng 4 tiếng đồng hồ cho đến khi cô dâu xuất hiện.
 
Những điềm gở đã đến khi bước chân lên thảm đỏ đến nơi hành lễ cưới, có đến 3 lần, Marie Jose làm rơi khăn mạng che mặt của mình. Công tước xứ York (sau này là Vua Anh George VI), người đã thay mặt phụ hoàng là Vua George V đến dự lễ cưới, ngài đã bày tỏ sự khinh miệt của mình khi Vua Italia gửi anh trai của cô dâu - Hoàng tử Charles của Bỉ - đến ăn tối ngay trước mặt Công tước xứ York.
 
Trong một báo cáo gửi cho Vua George V, Công tước xứ York viết: “Có một điều con phải thưa với phụ hoàng, con sẽ không bao giờ đặt chân đến Rome thêm một lần nữa!”. Vua George V sau đó cũng đồng tình: “Ta cũng mong con không vấp phải chuyện như vậy nữa”.
 
Chẳng mấy chốc ngay sau lễ cưới, Umberto và Marie Jose đã có buổi diện kiến với đức Giáo hoàng Pius XI. Sau một tuần trăng mật đơn giản tại San Rossore, đôi vợ chồng trẻ dọn đến sinh sống tại Cung điện Hoàng gia ở Turin. Ngay sau khi kết hôn, người ta đã nhận thấy có vô số điểm khác biệt giữa vợ chồng hoàng tử Umberto: Hoàng phi Marie Jose quá ư đơn giản, tự phát, ít chú ý quan tâm đến các giao thức cung đình.
 
Trái ngược lại, Hoàng tử Umberto thì lại là người nhỏ mọn, lúc nào cũng tuân thủ nghiêm khắc các truyền thống quân sự của Hoàng gia, ngài cũng là người không mấy lãng mạn khi sống chung với người vợ đẹp rực rỡ. Hoàng phi Marie Jose là người khá xông xáo và hoạt bát, luôn rực rỡ trong những dịp lễ hội, hoà nhạc, tiệc tùng.
 
Vào năm 1931, hai vợ chồng Hoàng tử Umberto chuyển tới Naples, tại đó họ sống tại một biệt thự sang trọng ở Posillipo, biệt thự sau đó đổi tên là Villa Maria Pia sau khi hai vợ chồng có với nhau đứa con đầu tiên của họ vào năm 1934. Ba năm sau đó, họ sinh thêm người con Victor Emmanuel, Hoàng tử xứ Naples. Trong các năm sau đó, hai cô công chúa Maria Gabriella (sinh năm 1940) và Maria Beatrice (sinh năm 1943) chào đời làm vui cửa vui nhà. Tại thời điểm xảy ra cuộc chiến tranh Abyssinia, Hoàng phi Marie Jose làm Thanh tra của Hội chữ thập đỏ Italia. Thời điểm đó bà có hoài nghi về nơi mà Mussolini có thể lãnh đạo nước Italia.
 
Những ngày tháng lưu vong và nỗ lực viết sách sử cho hậu thế    
 
Hoàng phi Marie Jose đã cố gắng thuyết phục Bá tước Ciano, con rể của nhà độc tài Mussolini, kiêm vai trò Ngoại trưởng Italia trong một cố gắng ngăn ngừa Italia bước vào cuộc chiến tranh vào tháng 3/1940. Từ những cuộc trò chuyện với các cố vấn ủng hộ thực dân Italia là Italo Balbo và Công tước Aosta, Marie Jose đã đạt được những ấn tượng đáng kể rằng thành công của Adolf Hitler chỉ mang tính phù du. Vào tháng 5/1940, quê hương Bỉ của Marie Jose bị xâm lược, anh trai bà là Vua Leopold III - người đã đăng quang ngai vàng nước Bỉ sau khi cha của ông bị thiệt mạng trong một vụ tai nạn leo núi vào năm 1934 - buộc phải tuyên bố thoái vị.
 
Khi đã trở thành tù nhân của người Đức tại Laeken, cựu vương Leopold yêu cầu vua Victor Emmanuel cho phép Marie Jose được thăm viếng anh trai bà. Buổi gặp gỡ cảm động đã diễn ra vào ngày 27/9/1940, cựu vương Leopold đề nghị Hoàng phi Marie Jose gặp trực tiếp Hitler để nhờ ông ấy phóng thích sớm những tù nhân chiến tranh của Bỉ cũng như cung cấp thực phẩm cho đại bộ phận nhân dân Bỉ đang bị bao vây khổ sở vì cuộc chiến.
 
Hoàng phi Marie Jose đã gặp gỡ Quốc trưởng Đức Adolf Hitler ở Naples vào năm 1938, hai người đã uống trà và chuyện trò cùng nhau tại Berchtesgaden vào tháng 10/1938. Dù Marie Jose đã khẩn khoản đưa ra lời đề nghị của mình nhưng dường như Hitler vẫn không hề động đậy. Cuộc gặp gỡ tiếp đó giữa ông ta với cựu vương Leopold hầu như lạnh lẽo và không có kết quả. Bị Đức Quốc Xã dồn ép vào thế bí, Hoàng phi Marie Jose buộc phải lái xe chở theo công chúa đến Thụy Sĩ nhằm trốn thoát khỏi bàn tay của Đức Quốc Xã.
 
Bà không trở về lại quê hương Bỉ mãi cho đến khi miền Bắc Italia được giải phóng vào tháng 4/1945. Cùng thời điểm đó, chồng của Marie Jose, Hoàng tử Umberto trở thành Trung tướng của Vương quốc Italia Vua Victor Emmanuel thoái vị vào ngày 9/5/1946, tuy nhiên đã quá muộn để cứu vãn cho chế độ quân chủ. Cũng ngay sau khi thoái vị của vua Victor Emmanuel, Marie Jose đăng quang ngai vàng, trở thành Nữ hoàng Italia Marie Jose, thế nhưng bà cũng chỉ cai trị nước Italia trong vòng 5 tuần, và không sao cứu vãn được tình hình.
 
Sau một cuộc trưng cầu dân ý, Marie Jose rời khỏi đất nước cùng với con cái từ Naples trên boong của một chiếc tàu hải quân Italia. Cựu vương Umberto sau đó cũng đi theo gia đình của mình. Cuối cùng gia đình cựu vương Umberto định cư tại Cascais (Bồ Đào Nha).
 
Nhưng ngay cả sau khi đã sống lưu vong, gia đình cựu vương Umberto vẫn không có lấy một ngày bình yên, khi mà những đấu tố lẫn nhau diễn ra trong các đảng phái với hoàng gia vẫn tiếp tục âm ỉ. Chịu không nổi, Hoàng hậu Marie Jose cùng 2 con gái lớn sang định cư tại Thụy Sĩ. Bà chuyển đến sinh sống tại toà lâu đài Merlinge, gần Geneva, và bắt đầu nối lại các sinh hoạt văn hoá của mình, dành hết tình yêu của mình nhằm tăng cường các học bổng lịch sử.
 
Năm 1971, cựu Hoàng hậu Marie Jose cho xuất bản một tập sách nhạy cảm về cha mẹ của mình có tựa đề là “Albert và Elisabeth” dựa trên nhật ký của mẹ bà. Cựu vương Umberto và hai người anh trai của cựu hoàng hậu Marie Jose đều qua đời vào năm 1983, cựu Hoàng hậu đau buồn đưa tang lễ chồng tại chủng viện Hautecombe. Trong những năm của thập niên 1980, cựu Hoàng hậu Queen đã đến sống với gia đình người con gái út ở Mexico, nhưng sau này, Marie Jose lại quay về Châu Âu, sống cùng các con ở Pháp hoặc Thụy Sĩ.
 
Những năm tháng cuối đời, cựu Hoàng hậu Marie tăng cường viết sách lịch sử và làm việc cần mẫn, bà thường dậy từ lúc 6 giờ sáng và làm việc đến trưa. Cựu Hoàng hậu yêu thích ca nhạc, nhất là những buổi hoà nhạc, bà chuộng lối sống vui tươi và lành mạnh, khép lại quá khứ vàng son, bà lại trở về làm một thường dân và không bao giờ tắt nụ cười luôn tươi tắn trên môi.
 
  • Nguyễn Thanh Hải (Theo The Guardian)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc