(Phunutoday) - Là nạn nhân của bạo hành gia đình, nhưng bỗng chốc người phụ nữ đó lại trở thành tội nhân vì đã đâm chết chồng mình trong lúc xô xát. Đó là chị Donna Cobb, 42 tuổi, một y tá ở Harlem, New York.
Mãn hạn tù trở về, chị Donna tự thân dũng cảm lập lên một chương trình tình nguyện mang tên “Ở lại nhà, từ bỏ bạo lực” (Stay Home, Leaving Violence”) được phổ biến ở Harlem. Chương trình khuyến khích các phụ nữ bị bạo hành đừng trốn khỏi gia đình mà hãy ở lại nhà để chống lại nạn bạo hành một cách có căn cơ hơn. Chương trình hỗ trợ phụ nữ giữ an toàn cho bản thân đồng thời loại trừ bạo lực ra khỏi gia đình.
Khi người vợ chất phác… giết chồng
Chị Donna Cobb, 42 tuổi, một y tá ở Harlem, New York, là một người phụ nữ hiền lành, chất phác nhưng hoàn cảnh xô đẩy khiến chị mang tội giết chồng. Đêm 03/11/2006 là một đêm định mệnh. Kevin Cobb - chồng của Donna trở về nhà với nồng độ cocaine cao, hắn ta thất thểu đi vào phòng ngủ và lại giở thói vũ phu. Mạnh tay, hắn lôi Donna dạy trong tiếng khóc thé của cậu con trai 13 tháng tuổi. Không lý do, hắn hung hăng lột quần áo Donna và bắt đầu đấm đá, mặc cho vợ van xin. Vừa đánh hắn vừa dọa sẽ giết Donna.
Trong lúc giằng co, hoảng loạn, Donna đã vớ lấy con dao nhọn trên bàn đâm chồng liên tiếp mấy phát khiến hắn ta chết ngay tức khắc. Ngay sau cái chết của chồng, Donna chạy đến nhà cơ quan cảnh sát tự thú. Luật sư Earl P. (Đoàn luật sư quận Manhattan) được chỉ định bào chữa cho bị cáo Donna Cobb. Sau khi đọc hồ sơ vụ án, ông đã tiến hành một cuộc điều tra độc lập. Qua điều tra ông phát hiện đây là một người phụ nữ chất phác hiền lành và là một nạn nhân bị bạo lực gia đình trong nhiều năm.
Công tố viên truy tố Donna Cobb tội giết người, có khung hình phạt cao nhất là 15 đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình. Luật sư Earl P. đã tranh luận với công tố viên: “Đó là một người phụ nữ bị đày đọa ở “địa ngục trần gian” hơn 10 năm dài. Bị hại làm chồng, làm cha nhưng không tốt… Hành động bị cáo giết chồng là một hành động tự vệ. Và phần vì nỗi căm phẫn tột độ, nó được dồn nén lại từ rất lâu rồi, không tính bằng ngày, tháng mà tính bằng năm. Nỗi phẫn uất đó lên đến đỉnh bởi người chồng đi ngược cả luân thường, đạo lý và đạo đức. Như vậy, bị cáo giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.”
Bằng những lập luận của mình, luật sư biện hộ để phía công tố viên chuyển khoản, chuyển điều khi truy tố bị cáo Donna Cobb. Ngoài ra, luật sư và các cộng sự đã đến tận nhà Donna Cobb, nhà mẹ chồng chị, và họ đều mong muốn giảm nhẹ hình phạt và viết đơn giảm án cho chị.
Trong suốt phiên tòa, bị cáo Donna trải lòng về cuộc sống đầy nước mắt và máu của mình: “Cuộc đời của tôi đã là chặng đường dài hơn 10 năm sống trong bạo lực và nước mắt. Nếu như để mà kể hết và nói ra những trận đòn của chồng, thì không thể đếm hết được. Tôi nhớ nhất lần anh ta lấy búa đánh tôi, may mà có bố mẹ chồng chạy sang kịp...”. Cuối phiên xét xử, bị cáo Donna chỉ ngậm ngùi nói rằng: “Tôi biết tôi có tội, tòa xử thế nào tôi cũng nhận”. Luật sư và cả hội đồng xét xử lặng người đi. Xét thấy hành vi phạm tội của chị thì khung hình phạt ở tội danh giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nhưng để bị cáo có điều kiện chăm sóc hai con nhỏ và trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ chồng, Tòa phạt chị 2 năm tù giam và 3 năm cho hưởng án treo với tội danh trên.
“Ở lại nhà, từ bỏ bạo lực”
Mãn hạn tù trở về, chị Donna Cobb vẫn là một người con dâu hiếu lễ, một người mẹ rất mực yêu thương, nuôi dạy 2 con và tiếp tục làm công việc y tá đúng với lương tâm, trách nhiệm của mình. Mất chồng, trở thành góa phụ, có đau đớn, có thương xót nhưng chị cũng xem như bản thân được thoát khỏi “địa ngục trần gian” mà chính người chồng từng đầu gối tay ấp xây dựng lên. Lúc này, chị muốn làm một điều gì đó có ý nghĩa. Sau khi nghiên cứu chương trình “Ở lại nhà, từ bỏ bạo lực” (“Stay Home, Leaving Violence”) ở bang New South Wales, Úc, chị Donna nhận thấy chương trình này là một hình thức mới giúp phụ nữ thoát khỏi cảnh bạo lực gia đình và đảm bảo rằng họ không rơi vào tình trạng vô gia cư khi họ quyết tâm tìm cách thoát khỏi tình trạng bạo lực gia đình.
Gần 2 tháng sau, chị dũng cảm lập lên một chương trình tình nguyện cùng tên “Ở lại nhà, từ bỏ bạo lực” được phổ biến tại thị trấn Harlem. Mục đích to lớn của chương trình là khuyến khích các phụ nữ bị bạo hành đừng trốn khỏi gia đình mà hãy ở lại nhà để chống lại nạn bạo hành một cách có căn cơ hơn. Chương trình hỗ trợ phụ nữ giữ an toàn cho bản thân đồng thời loại trừ bạo lực ra khỏi gia đình.
Cuộc sống của Cynthia sẽ không được bình an như hôm nay nếu như cô không đứng lên đấu tranh chống lại bạo hành trong gia đình mình một cách tích cực nhờ chương trình của chị Donna. Sau những năm tháng hành hạ Cynthia trong quá khứ, người cha của đứa con trai 3 tuổi đã trở lại gia đình để chĩa súng bắn vào cô, bạn trai cô và sau đó tự bắn mình. Cynthia cho biết: “Chồng cũ của tôi ngang nhiên đến nhà trong khi anh ta đang trong thời gian bị Án lệnh cấm Bạo hành (AVO – Apprehended Violence Order).
Lo sợ, bạn trai tôi đi ra ngoài cửa ngăn anh ta lại và bất ngờ bị bắn hai phát súng. Tôi chạy ra cùng con trai. Không tha, anh ta bắn tiếp vào hai mẹ con tôi”. Cynthia, cậu con trai và bạn trai cô đều bị trúng đạn nhưng không ở vị trí nguy hiểm, viên đạn nằm nông và được cấp cứu kịp thời. Họ may mắn thoát chết. Chồng cũ của Cynthia đã tử vong.
Vụ bắn súng và tự tử của người chồng cũ đã để lại những vết sẹo hằn sâu không những trên cơ thể mà cả tinh thần của Cynthia và cậu con trai. Trong những năm chung sống trước đây, chồng cô thường xuyên đánh vợ trước mặt con. Anh ta đạp mạnh lên người cô, đánh cô bằng những cành cây hay bất kể thứ gì hắn vớ được. Cynthia chịu đựng bạo lực gia đình như vậy trong hơn 2 năm cho đến ngày cô phải nhập viện vì bị chồng đánh gãy răng, sưng mắt nặng. “Hắn đánh vào đầu tôi bằng một cán chổi. Hắn không cho tôi đi bệnh viện. Hắn thản nhiên ngồi xem ti vi. Tôi phải gọi điện thoại cầu cứu bố mẹ mình đến”, Cynthia kể.
Nghe được chuyện, các nhân viên chương trình “Ở lại nhà, từ bỏ bạo lực” của chị Donna cũng như người thân đã giúp Cynthia có nghị lực đứng lên chống lại nạn bạo lực gia đình, bảo vệ cho bản thân cũng như tương lai của những đứa con của mình.
Hay đến câu chuyện xót xa của cô gái 19 tuổi, Jansen. Jansen từng là một nạn nhân của bạo lực gia đình. Kết hôn sớm từ năm 19 tuổi, là kết quả của mối tình non nớt tuổi học trò. Bỡ ngỡ về nhà chồng với cái thai 5 tuần tuổi, Jansen bị bố mẹ chồng coi kinh. Tính ra thì Jansen được hưởng mật ngọt tình thương yêu của chồng vỏn vẹn trong vòng 2 tháng sau khi cưới. Mặc dù là người chồng trẻ nhưng anh ta bắt đầu có nhiều hành động vũ phu. “Lần đầu tiên chồng đánh tôi là khi tôi đang mang thai đứa con đầu tiên”, Jansen xót lòng kể lại.
Khi đứa trẻ trong Jansen được 8 tháng tuổi thì cũng là lúc cô liên tục chịu những trận đòn roi không lý do của chồng. Jansen không nhớ chính xác lần đầu tiên bị đánh, nhưng cô đã quen bị chồng nắm và kéo tóc trong nhà. Anh ta cũng thường đe dọa Jansen sẽ giết nếu nhà không sạch hay bữa cơm không ngon. Tần suất của những trận đánh đập, dọa nạt ngày càng tăng. Jansen tiếp tục bị chồng bạo hành cho đến khi con cô lên 10 tuổi. Trong một lần người chồng đã không tiếc lời mắng nhiếc, chửi rủa cô trước mặt con gái, quá phẫn uất, Jansen bỏ đi. Bốn tháng sau đó, chồng cô đã lần ra được chỗ cô tạm trú và tìm mọi cách đe dọa. “Anh ta đến đó vài lần, đập cửa sổ và làm ầm lên. Tôi nghĩ là tôi có thể bị đá văng đi. Tôi nghĩ mình đang ở trong tình trạng nguy hiểm nên gọi cảnh sát. Cảnh sát đã gửi cho hắn một Án lệnh cấm Bạo hành”, Jansen kể.
Sau sự kiện đó, với quyết tâm chấm dứt tình trạng bạo lực gia đình, Jansen đã đi đến gặp chị Donna – Giám đốc của chương trình “Ở lại nhà, từ bỏ bạo lực” (“Stay Home, Leaving Violence”) để kể những việc đã và đang xảy ra trong gia đình. Chị Donna và 3 thành viên khác giúp Joanna việc đầu tiên là thay hết tất cả những khóa mới ở các cửa trong nhà nhằm giữ an toàn cho cô và các con của mình. Lời khuyên mà Joanna đưa ra cho các nạn nhân bị bạo hành gia đình là khi gặp sự cố hãy gọi ngay số điện thoại khẩn cấp để hy vọng cảnh sát kịp đến giải quyết các tình huống nguy hiểm. Điều quan trọng là họ cần phải phá vỡ sự im lặng và tìm cách giải thoát cho chính mình.
Ngoài ra, thông qua chương trình chị Donna cũng lập một đường dây nóng để các chị em phụ nữ gặp vấn đề có thể trực tiếp gọi điện xin tư vấn 24/24. Đường dây này cũng tiếp nhận các cuộc gọi từ các ông chồng khi những người đàn ông này muốn giải quyết các vấn đề trong gia đình không bằng con đường bạo lực. Bạo lực gia đình giờ đây đã không còn chỉ là câu chuyện đằng sau cánh cửa khép kín của mỗi gia đình. Những người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình ở cái thị trấn sầm uất như Harlem đã bắt đầu dũng cảm đương đầu với sự thật và tìm cách “giải thoát” trước khi quá muộn.
[links()]
Mãn hạn tù trở về, chị Donna tự thân dũng cảm lập lên một chương trình tình nguyện mang tên “Ở lại nhà, từ bỏ bạo lực” (Stay Home, Leaving Violence”) được phổ biến ở Harlem. Chương trình khuyến khích các phụ nữ bị bạo hành đừng trốn khỏi gia đình mà hãy ở lại nhà để chống lại nạn bạo hành một cách có căn cơ hơn. Chương trình hỗ trợ phụ nữ giữ an toàn cho bản thân đồng thời loại trừ bạo lực ra khỏi gia đình.
Khi người vợ chất phác… giết chồng
Chị Donna Cobb, 42 tuổi, một y tá ở Harlem, New York, là một người phụ nữ hiền lành, chất phác nhưng hoàn cảnh xô đẩy khiến chị mang tội giết chồng. Đêm 03/11/2006 là một đêm định mệnh. Kevin Cobb - chồng của Donna trở về nhà với nồng độ cocaine cao, hắn ta thất thểu đi vào phòng ngủ và lại giở thói vũ phu. Mạnh tay, hắn lôi Donna dạy trong tiếng khóc thé của cậu con trai 13 tháng tuổi. Không lý do, hắn hung hăng lột quần áo Donna và bắt đầu đấm đá, mặc cho vợ van xin. Vừa đánh hắn vừa dọa sẽ giết Donna.
Trong lúc giằng co, hoảng loạn, Donna đã vớ lấy con dao nhọn trên bàn đâm chồng liên tiếp mấy phát khiến hắn ta chết ngay tức khắc. Ngay sau cái chết của chồng, Donna chạy đến nhà cơ quan cảnh sát tự thú. Luật sư Earl P. (Đoàn luật sư quận Manhattan) được chỉ định bào chữa cho bị cáo Donna Cobb. Sau khi đọc hồ sơ vụ án, ông đã tiến hành một cuộc điều tra độc lập. Qua điều tra ông phát hiện đây là một người phụ nữ chất phác hiền lành và là một nạn nhân bị bạo lực gia đình trong nhiều năm.
Công tố viên truy tố Donna Cobb tội giết người, có khung hình phạt cao nhất là 15 đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình. Luật sư Earl P. đã tranh luận với công tố viên: “Đó là một người phụ nữ bị đày đọa ở “địa ngục trần gian” hơn 10 năm dài. Bị hại làm chồng, làm cha nhưng không tốt… Hành động bị cáo giết chồng là một hành động tự vệ. Và phần vì nỗi căm phẫn tột độ, nó được dồn nén lại từ rất lâu rồi, không tính bằng ngày, tháng mà tính bằng năm. Nỗi phẫn uất đó lên đến đỉnh bởi người chồng đi ngược cả luân thường, đạo lý và đạo đức. Như vậy, bị cáo giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.”
Donna Cobb - người phu nữ chất phác |
Bằng những lập luận của mình, luật sư biện hộ để phía công tố viên chuyển khoản, chuyển điều khi truy tố bị cáo Donna Cobb. Ngoài ra, luật sư và các cộng sự đã đến tận nhà Donna Cobb, nhà mẹ chồng chị, và họ đều mong muốn giảm nhẹ hình phạt và viết đơn giảm án cho chị.
Trong suốt phiên tòa, bị cáo Donna trải lòng về cuộc sống đầy nước mắt và máu của mình: “Cuộc đời của tôi đã là chặng đường dài hơn 10 năm sống trong bạo lực và nước mắt. Nếu như để mà kể hết và nói ra những trận đòn của chồng, thì không thể đếm hết được. Tôi nhớ nhất lần anh ta lấy búa đánh tôi, may mà có bố mẹ chồng chạy sang kịp...”. Cuối phiên xét xử, bị cáo Donna chỉ ngậm ngùi nói rằng: “Tôi biết tôi có tội, tòa xử thế nào tôi cũng nhận”. Luật sư và cả hội đồng xét xử lặng người đi. Xét thấy hành vi phạm tội của chị thì khung hình phạt ở tội danh giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nhưng để bị cáo có điều kiện chăm sóc hai con nhỏ và trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ chồng, Tòa phạt chị 2 năm tù giam và 3 năm cho hưởng án treo với tội danh trên.
“Ở lại nhà, từ bỏ bạo lực”
Mãn hạn tù trở về, chị Donna Cobb vẫn là một người con dâu hiếu lễ, một người mẹ rất mực yêu thương, nuôi dạy 2 con và tiếp tục làm công việc y tá đúng với lương tâm, trách nhiệm của mình. Mất chồng, trở thành góa phụ, có đau đớn, có thương xót nhưng chị cũng xem như bản thân được thoát khỏi “địa ngục trần gian” mà chính người chồng từng đầu gối tay ấp xây dựng lên. Lúc này, chị muốn làm một điều gì đó có ý nghĩa. Sau khi nghiên cứu chương trình “Ở lại nhà, từ bỏ bạo lực” (“Stay Home, Leaving Violence”) ở bang New South Wales, Úc, chị Donna nhận thấy chương trình này là một hình thức mới giúp phụ nữ thoát khỏi cảnh bạo lực gia đình và đảm bảo rằng họ không rơi vào tình trạng vô gia cư khi họ quyết tâm tìm cách thoát khỏi tình trạng bạo lực gia đình.
Gần 2 tháng sau, chị dũng cảm lập lên một chương trình tình nguyện cùng tên “Ở lại nhà, từ bỏ bạo lực” được phổ biến tại thị trấn Harlem. Mục đích to lớn của chương trình là khuyến khích các phụ nữ bị bạo hành đừng trốn khỏi gia đình mà hãy ở lại nhà để chống lại nạn bạo hành một cách có căn cơ hơn. Chương trình hỗ trợ phụ nữ giữ an toàn cho bản thân đồng thời loại trừ bạo lực ra khỏi gia đình.
Cuộc sống của Cynthia sẽ không được bình an như hôm nay nếu như cô không đứng lên đấu tranh chống lại bạo hành trong gia đình mình một cách tích cực nhờ chương trình của chị Donna. Sau những năm tháng hành hạ Cynthia trong quá khứ, người cha của đứa con trai 3 tuổi đã trở lại gia đình để chĩa súng bắn vào cô, bạn trai cô và sau đó tự bắn mình. Cynthia cho biết: “Chồng cũ của tôi ngang nhiên đến nhà trong khi anh ta đang trong thời gian bị Án lệnh cấm Bạo hành (AVO – Apprehended Violence Order).
Lo sợ, bạn trai tôi đi ra ngoài cửa ngăn anh ta lại và bất ngờ bị bắn hai phát súng. Tôi chạy ra cùng con trai. Không tha, anh ta bắn tiếp vào hai mẹ con tôi”. Cynthia, cậu con trai và bạn trai cô đều bị trúng đạn nhưng không ở vị trí nguy hiểm, viên đạn nằm nông và được cấp cứu kịp thời. Họ may mắn thoát chết. Chồng cũ của Cynthia đã tử vong.
Vụ bắn súng và tự tử của người chồng cũ đã để lại những vết sẹo hằn sâu không những trên cơ thể mà cả tinh thần của Cynthia và cậu con trai. Trong những năm chung sống trước đây, chồng cô thường xuyên đánh vợ trước mặt con. Anh ta đạp mạnh lên người cô, đánh cô bằng những cành cây hay bất kể thứ gì hắn vớ được. Cynthia chịu đựng bạo lực gia đình như vậy trong hơn 2 năm cho đến ngày cô phải nhập viện vì bị chồng đánh gãy răng, sưng mắt nặng. “Hắn đánh vào đầu tôi bằng một cán chổi. Hắn không cho tôi đi bệnh viện. Hắn thản nhiên ngồi xem ti vi. Tôi phải gọi điện thoại cầu cứu bố mẹ mình đến”, Cynthia kể.
Nghe được chuyện, các nhân viên chương trình “Ở lại nhà, từ bỏ bạo lực” của chị Donna cũng như người thân đã giúp Cynthia có nghị lực đứng lên chống lại nạn bạo lực gia đình, bảo vệ cho bản thân cũng như tương lai của những đứa con của mình.
Cần chống lại nạn bạo hành gia đình (Ảnh minh họa) |
Hay đến câu chuyện xót xa của cô gái 19 tuổi, Jansen. Jansen từng là một nạn nhân của bạo lực gia đình. Kết hôn sớm từ năm 19 tuổi, là kết quả của mối tình non nớt tuổi học trò. Bỡ ngỡ về nhà chồng với cái thai 5 tuần tuổi, Jansen bị bố mẹ chồng coi kinh. Tính ra thì Jansen được hưởng mật ngọt tình thương yêu của chồng vỏn vẹn trong vòng 2 tháng sau khi cưới. Mặc dù là người chồng trẻ nhưng anh ta bắt đầu có nhiều hành động vũ phu. “Lần đầu tiên chồng đánh tôi là khi tôi đang mang thai đứa con đầu tiên”, Jansen xót lòng kể lại.
Khi đứa trẻ trong Jansen được 8 tháng tuổi thì cũng là lúc cô liên tục chịu những trận đòn roi không lý do của chồng. Jansen không nhớ chính xác lần đầu tiên bị đánh, nhưng cô đã quen bị chồng nắm và kéo tóc trong nhà. Anh ta cũng thường đe dọa Jansen sẽ giết nếu nhà không sạch hay bữa cơm không ngon. Tần suất của những trận đánh đập, dọa nạt ngày càng tăng. Jansen tiếp tục bị chồng bạo hành cho đến khi con cô lên 10 tuổi. Trong một lần người chồng đã không tiếc lời mắng nhiếc, chửi rủa cô trước mặt con gái, quá phẫn uất, Jansen bỏ đi. Bốn tháng sau đó, chồng cô đã lần ra được chỗ cô tạm trú và tìm mọi cách đe dọa. “Anh ta đến đó vài lần, đập cửa sổ và làm ầm lên. Tôi nghĩ là tôi có thể bị đá văng đi. Tôi nghĩ mình đang ở trong tình trạng nguy hiểm nên gọi cảnh sát. Cảnh sát đã gửi cho hắn một Án lệnh cấm Bạo hành”, Jansen kể.
Sau sự kiện đó, với quyết tâm chấm dứt tình trạng bạo lực gia đình, Jansen đã đi đến gặp chị Donna – Giám đốc của chương trình “Ở lại nhà, từ bỏ bạo lực” (“Stay Home, Leaving Violence”) để kể những việc đã và đang xảy ra trong gia đình. Chị Donna và 3 thành viên khác giúp Joanna việc đầu tiên là thay hết tất cả những khóa mới ở các cửa trong nhà nhằm giữ an toàn cho cô và các con của mình. Lời khuyên mà Joanna đưa ra cho các nạn nhân bị bạo hành gia đình là khi gặp sự cố hãy gọi ngay số điện thoại khẩn cấp để hy vọng cảnh sát kịp đến giải quyết các tình huống nguy hiểm. Điều quan trọng là họ cần phải phá vỡ sự im lặng và tìm cách giải thoát cho chính mình.
Ngoài ra, thông qua chương trình chị Donna cũng lập một đường dây nóng để các chị em phụ nữ gặp vấn đề có thể trực tiếp gọi điện xin tư vấn 24/24. Đường dây này cũng tiếp nhận các cuộc gọi từ các ông chồng khi những người đàn ông này muốn giải quyết các vấn đề trong gia đình không bằng con đường bạo lực. Bạo lực gia đình giờ đây đã không còn chỉ là câu chuyện đằng sau cánh cửa khép kín của mỗi gia đình. Những người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình ở cái thị trấn sầm uất như Harlem đã bắt đầu dũng cảm đương đầu với sự thật và tìm cách “giải thoát” trước khi quá muộn.
[links()]
- Hải Đường