(Phunutoday) - Vào tuổi 92, má là người cao niên nhất ở vùng quê biển này trở thành “báu vật sống” của sự nghiệp Cách mạng. Thời gian đã lấy đi tuổi trẻ, sức khỏe nhưng bù lại, má vẫn còn rất minh mẫn, mắt vẫn sáng, tai vẫn thông. Những ký ức một thời son trẻ đi làm Cách mạng với má, vẫn tươi rói như mới hôm qua...
[links()]
Để đưa con trai và 5 đồng đội bí mật vượt biển ra Bắc tiếp nhận vũ khí, đạn dược chi viện cho chiến trường miền Nam trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, bà đã bán hết tài sản của gia đình, mua gỗ đóng thuyền, tiếp tế lương thực, thực phẩm cho bộ đội.
Ở cái tuổi 92 nhưng bà vẫn minh mẫn mỗi khi kể về những lần vận chuyển hàng ngàn tấn vũ khí cho chiến dịch Bình Giã. Bà tên Nguyễn Thị Mười, ở khu phố Hải Tân, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bà được người dân ở đây gọi bằng cái tên trìu mến: “má Mười Riều”.
Hỏi thăm đường đến nhà má Mười Riều, chị bán hàng rau trước cổng chợ mới Phước Hải chỉ ngay:
“Nhà má Mười đúng không, chú chạy thẳng rồi quẹo bên phải nha. Trước nhà có cái cổng màu xanh đó”. Chúng tôi chạy đi vẫn còn nghe chị hỏi với theo: “Má Mười đóng ghe cho đoàn tàu không số ngày trước đúng không chú?”.
Đại gia đình “anh hùng diệt Mỹ”
Má tên Nguyễn Thị Mười, ở khu phố Hải Tân, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bà được người dân ở đây gọi bằng cái tên trìu mến: “má Mười Riều”. |
Má Mười ngồi trên ghế đá trước hiên nhà. Đôi mắt bà nhìn xa xăm về phía chợ Phước Hải. Bà nhớ về những năm tháng chiến tranh, những trận địch càn quét, lần đưa con trai và 5 đồng đội xuống ghe bí mật vượt biển ra Bắc chở vũ khí, đạn dược vốn chưa bao giờ nguôi ngoai trong bà.
Câu chuyện bà kể cho chúng tôi nghe về những năm tháng ác liệt của chiến tranh thấm đẫm niềm tự hào của một nữ chiến sĩ đã xả thân cống hiến cho Cách mạng.
Cái tên Mười Riều vốn được ghép từ tên bà (Nguyễn Thị Mười) với tên người đồng đội, người chồng hết mực thương yêu, chăm sóc cho mẹ con bà là chiến sĩ Cách mạng Lê Văn Riều.
Năm 1961, nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Mười tròn 40 tuổi, chồng bà và con trai Lê Hà cùng chiến đấu ở đơn vị 555 (sau này là đơn vị có phiên hiệu 1500). Lúc đó, việc đóng thuyền chở chiến sĩ bí mật vượt biển ra miền Bắc tiếp nhận vũ khí cực kỳ khó khăn.
Đại đội trưởng Dương Nam Đông quán triệt: “Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng, đơn vị chúng ta tổ chức tuyến đường vượt biển ra Bắc tiếp nhận đạn dược chi viện cho chiến trường miền Nam. Bây giờ phải có ghe.
Đơn vị có ai có tiền không?”. “Có, tôi có 100 đồng” - lời Đại đội trưởng Đông vừa dứt thì nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Mười đã tự nguyện hiến 100 đồng để mua thuyền và xin làm hậu cứ bắt liên lạc, tiếp tế lương thực, tổ chức vận chuyển vũ khí khi đoàn tàu từ Bắc trở về.
Được người chỉ huy động viên như thổi thêm ngọn lửa Cách mạng, bà Mười đã về bàn với 2 người cháu ruột dùng số tiền 100 đồng mua thuyền, mua máy chạy ghe cùng 12 cheo lưới, 6 bộ quần áo nâu, làm 6 tờ giấy thế thân (giấy CMND) để phục vụ cho đoàn tàu ra Bắc.
Chuyến tàu đầu tiên bí mật vượt biển ra Bắc có 6 chiến sĩ gồm: Nguyễn Sơn, Thôi Văn Nam, Trần Văn Phủ, Nguyễn Văn Thanh, Võ An Ninh và con trai bà - Lê Hà. Cả 6 chiến sĩ đều mặc quần áo nâu giả làm ngư dân đánh bắt cá trên biển.
Ngày tiễn con trai cùng 5 đồng đội ra đi trên bến Lộc An, bà Mười động viên con: “Cứ đi chiến đấu, cả nhà ta đều diệt Mỹ”. Không riêng chiến sĩ trẻ Lê Hà, lời nói ấy của bà đã tiếp thêm sức mạnh cho cả 6 chiến sĩ ra đi hôm ấy.
Trên chiếc ghe mui trần, mỗi người đem theo 1 ống sữa bò, một ít gạo, muối, 12 cheo lưới, 6 giấy thế thân vượt biển với lòng yêu quê hương vô hạn.
Hồi ức về chiến trường là niềm tự hào của má
“Mấy tháng nay, ngày nào cũng có phóng viên đến thăm và hỏi chuyện má. Má chuẩn bị nồi chè xanh này cho các con nè, trời nắng lắm. Từ hôm Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh cho đi giao lưu tới giờ, má khỏe hẳn ra.
Má như sống lại những ngày cùng các đồng chí bộ đội vận chuyển vũ khí cho chiến dịch Bình Giã”. Xúc động, ngỡ ngàng, cảm phục, là cảm giác đầu tiên khi chúng tôi nghe má Mười nói như vậy.
Và không thể ngờ được ở cái tuổi 92 răng rụng hết phân nửa, nhưng má Mười vẫn minh mẫn sôi nổi kể chuyện chiến đấu, khi chúng tôi hỏi má về lần vận chuyển vũ khí cho chiến dịch Bình Giã.
Câu chuyện má kể cho chúng tôi nghe chứa chan niềm tự hào của một nữ chiến sĩ đã xả thân cống hiến cho Cách mạng. Má nói: “Cả đời tui đi theo Cách mạng thấy mình tự hào lắm. Ngày ấy, nói đánh Mỹ là tui sướng nhất. Bây giờ nếu còn sức, tui vẫn đi, Tổ quốc cần, tui vẫn làm”.
Năm 1961, nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Mười tròn 40 tuổi có chồng là Lê Văn Riều và con trai là Lê Hà cùng ở đơn vị 555 (sau này là đơn vị có phiên hiệu 1500). Lúc đó, việc đóng thuyền chở chiến sĩ bí mật vượt biển ra Bắc tiếp nhận vũ khí cực kỳ khó khăn.
Đại đội trưởng Dương Nam Đông quán triệt: “Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng, đơn vị chúng ta tổ chức vượt đường biển ra Bắc tiếp nhận đạn dược chi viện cho chiến trường miền Nam. Bây giờ phải có ghe. Đơn vị có ai có tiền không?”- “Có, tôi có 100 đồng”.
Nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Mười tự nguyện hiến 100 đồng để mua thuyền và xin làm hậu cứ bắt liên lạc, tiếp tế lương thực, tổ chức vận chuyển vũ khí khi đoàn tàu từ Bắc trở về.
Má ngồi đó, ngày hai buổi ngắm dòng người xuôi ngược. Nhịp sống thời má còn con gái, dù có giàu trí tưởng tượng đến mấy má cũng không thể hình dung ra được.
Má bảo, đời mình theo Đảng làm Cách mạng chỉ mong có ngày được nhìn thấy cuộc sống no ấm, thanh bình. Giờ đây, vùng quê biển này đã có những ngôi nhà chọc trời, được du khách muôn phương biết đến nhờ phát triển kinh tế, dịch vụ du lịch.
Giờ má già yếu rồi, không đụng tay đụng chân được nữa thì nhìn lớp con cháu lao động, làm ăn để cùng vui với tụi nhỏ. Đó cũng là cách để má giữ gìn sức khỏe, sự minh mẫn và nhất là không bị lạc hậu trước cuộc sống hiện đại.
Vào tuổi 92, má là người cao niên nhất ở vùng quê biển này trở thành “báu vật sống” của sự nghiệp Cách mạng. Thời gian đã lấy đi tuổi trẻ, sức khỏe nhưng bù lại, má vẫn còn rất minh mẫn, mắt vẫn sáng, tai vẫn thông. Những ký ức một thời son trẻ đi làm Cách mạng với má, vẫn tươi rói như mới hôm qua...
“Thân tui chẳng tiếc, tiền vàng tiếc chi”
“Các con biết không, nhà má có bao nhiêu tiền, vàng đều cống hiến hết cho Cách mạng. Mua thuyền, mua gỗ đóng thuyền phần lớn là tiền của gia đình. Lúc đó nhà có hơn 10 cây vàng và đôi bông tai của má, má đều bán lấy tiền mua gỗ đóng thuyền, mua gạo nấu cơm cho bộ đội.
Má nghĩ thân mình chẳng tiếc thì tiếc chi tiền vàng” - má Mười ngẩng cao đầu nói như thế khi chúng tôi hỏi về số tiền gia đình bà cống hiến cho Cách mạng.
Để đón chuyến tàu chở vũ khí đầu tiên từ miền Bắc vào, bà Mười đã bán hơn 10 cây vàng và đôi bông tai của mình để mua 6 tấn gạo cất giấu dự trữ. Chuyến vũ khí đầu tiên về bến Lộc An ngày 23/10/1963 do Lê Văn Một làm thuyền trưởng, chiến sĩ Nguyễn Sơn và con trai bà (chiến sĩ Lê Hà) làm thủy thủ.
Trên tàu chở 19 tấn vũ khí và 16 người. Khi thuyền vào đến cửa biển Lộc An, bà Mười đã bắt liên lạc và yêu cầu tuyệt đối bí mật, vì lúc này trên bờ có nhiều thám báo địch lùng sục khắp nơi.
Bà yêu cầu 2 chiến sĩ ở lại canh gác vũ khí và sẵn sàng hủy tàu và vũ khí nếu bại lộ, còn 16 chiến sĩ bí mật tìm mọi cách vào bờ ăn cơm. Trong khi 16 chiến sĩ ăn cơm, bà Mười cùng bà con chuyển vũ khí từ thuyền vào kho cất giấu an toàn.
Từ năm 1963-1965, bà Mười tổ chức đón và chuyển trên 50 tấn vũ khí của 3 lượt “đoàn tàu không số”. Số vũ khí sau đó được chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam, trong đó có 2 chuyến vũ khí sau cùng chi viện cho chiến dịch giải phóng Bình Giã (nay thuộc huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Cuối năm 1965, bà Mười bí mật chuyển vào hoạt động tại chiến khu Đ. Tại đây, bà tiếp tục xây dựng lực lượng, tổ chức nuôi dưỡng chiến sĩ Cách mạng hoạt động ngoại tuyến.
Thời gian này, lương thực, thực phẩm vô cùng khó khăn, bộ đội phải ăn rau tàu bay, riêng bà đã nhai nhiều rễ cây rừng và uống nước suối. Sau nhiều trận sốt rét, răng bà rụng gần hết.
“Thấy răng tui rụng gần hết, ông Đông bảo: “Mười ơi, tao cho mày ít tiền đi trồng răng nhé. Tui bảo thân tui chẳng tiếc thì tiếc gì hàm răng” - bà Mười cười phơi phới khi nói với chúng tôi.
Suốt thời gian hoạt động bí mật trong rừng, bà Mười và chồng không hề gặp nhau. Bà không ngờ rằng, ngày gặp lại chồng tại bến Lộc An cuối năm 1965 cũng là lần gặp cuối, bởi sau đó ông Lê Văn Riều đã anh dũng hy sinh trong một trận càn của địch.
Để bà tiếp tục yên tâm chiến đấu, đơn vị không cho bà biết tin buồn. Mãi đến 4 năm sau ngày chồng hy sinh bà mới được đơn vị cho hay tin.
Lúc đó, con trai Lê Hà của bà đã 31 tuổi. Đất nước chưa được giải phóng, nhiệm vụ Cách mạng mang nặng hai vai, biến đau thương thành hành động Cách mạng, bà tiếp tục chiến đấu.
Ngày 29/4/1975 Vũng Tàu, Côn Đảo được giải phóng, nước mắt bà tuôn trào bên đồng đội. Các đồng đội của bà, người còn, nhưng có những người đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường.
- Chu Miên