Cô dâu Trung Quốc ’cao giá’, dâu Việt "rẻ" bất ngờ

07:13, Thứ sáu 07/06/2013

( PHUNUTODAY ) - Kết quả một nghiên cứu về mức tiền chú rể phải nộp cho nhà cô dâu, cùng với nỗi lo không có đủ tiền để kết hôn, đang là tâm điểm bàn luận tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Kết quả một nghiên cứu về mức tiền chú rể phải nộp cho nhà cô dâu, cùng với nỗi lo không có đủ tiền để kết hôn, đang là tâm điểm bàn luận tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Và con số đưa ra cao hơn rất nhiều lần cho số tiền phải chi để đàn ông Trung Quốc lấy phụ nữ Việt.

Sau khi dư luận bàn tán về việc đàn ông ở tỉnh Hà Nam phải chuẩn bị mức tiền sính lễ 60.000 nhân dân tệ là quá cao, Hu Zhiwei, phó phụ trách mảng đời sống của trang web lớn Sina, đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 300 người và đưa ra "bản đồ tiền sính lễ quốc gia",

Theo đó, bản đồ chia Trung Quốc thành 5 khu vực với các mức tiền sính lễ khác nhau, nơi tốn kém nhất lên tới 1 triệu tệ (khoảng 163.000 USD), trong khi có nơi lại chẳng tốn đồng nào như thành phố Trùng Khánh.

Đối tượng của cuộc khảo sát là những người trẻ tuổi đã yêu nhau trong nhiều năm, nhưng vì vấn đề tiền sính lễ mà cuối cùng lại chia tay. Hu đưa ra "bản đồ tiền sính lễ" với mong muốn mọi người có thể nhận ra rằng "tình yêu là điều cao quý không thể bị hạ thấp bởi tiền bạc".
Nỗi lo "không có khả năng kết hôn"

Sau khi xem tấm bản đồ, cùng với mức tiền sính lễ trung bình 60.000 tệ (9.700 USD) ở Hà Nam, nhiều cư dân mạng đã thở dài vì tự thấy không có khả năng kết hôn.

Xinyang Zhu dự định kết hôn hồi đầu năm 2009 sau mối tình kéo dài hai năm. Tuy nhiên, vợ anh và gia đình cô yêu cầu anh chuẩn bị khoản tiền sính lễ 80.000 tệ (13.000 USD) hoặc là "đừng lấy vợ nữa", khiến áp lực đè nặng lên Zhu.

"Người ta làm việc 4 đến 5 năm, tiết kiệm được khoảng hơn 200.000 tệ (32.600 USD), nhưng sau đó lại phải dồn hết vào tiền sính lễ", Zhu nói và cho biết anh đã phải vay người thân để có đủ tiền. Cho đến năm ngoái, Zhu mới trả hết số nợ.

Một đám cưới truyền thống ở Trung Quốc. Ảnh minh họa: Merledress.
Một đám cưới truyền thống ở Trung Quốc. Ảnh minh họa: Merledress.


Tuy nhiên, không phải tất cả các cô dâu ở Hà Nam đều yêu cầu khoản tiền sính lễ cao ngất ngưởng như vậy. Liu, sống tại thành phố Tân Hương, kết hôn vào năm ngoái và đưa cho mẹ vợ khoản tiền là 20.000 tệ. Nhưng Liu đã rất ngạc nhiên khi vào năm sau, mẹ vợ anh đã mua ngôi nhà mới cùng số tiền mà anh đưa.

Sau khi phỏng vấn hơn 10 người đã kết hôn hai hoặc ba năm, các phóng viên nhận ra không phải ai cũng được may mắn như Liu. Đàn ông Hà Nam khi được hỏi thường cho biết, của hồi môn mà họ phải chuẩn bị cao hơn 4-5 lần so với mức trung bình 60.000 tệ mà dư luận đang bàn tán.

Trả lời lý do tại sao những cô vợ lại "đắt" đến vậy, nhiều người nghĩ rằng đó là do tâm lý so sánh ở nơi làm việc. Như mẹ vợ Zhu, bà hay kể những câu chuyện về con nhà người khác và nói rằng đó là vấn đề về thể diện, hay cũng không ít những phụ nữ nói rằng họ yêu cầu tiền nạp cao để xem tầm quan trọng của mình đối người với chồng.
Tiền bạc không làm nên hạnh phúc

Zhang Ming, chuyên gia xã hội học tại Đại học Trịnh Châu ở Hà Nam, cho hay ở những vùng nông thôn truyền thống, các cô con gái sau khi kết hôn sẽ khó có thể chu cấp cho bố mẹ mình được nữa. Bởi vậy, cha mẹ họ hy vọng nhận được một khoản tiền đủ để giữ ổn định cuộc sống như trước đó.

Zhang cho rằng đây là điều dễ hiểu, nhưng với sự phát triển của xã hội, việc tăng mức tiền sính lễ lên quá cao đã làm mất đi ý nghĩa ban đầu của nó và trong mắt nhiều người, tình yêu hay hôn nhân dường như là một cuộc trao đổi vật chất.
Cũng theo Zhang, tiền không thể đặt nền tảng cho một hôn nhân hạnh phúc mà tình yêu đích thực và sự hòa thuận mới là chiếc chìa khóa. Việc lập gia đình không phải để giữ thể diện và đem ra so sánh mà là để thực sự hiểu được ý nghĩa của tình yêu và hôn nhân: đó là khiến hai người hạnh phúc hơn, gắn bó với nhau lâu dài hơn.

Trong khi để tìm vợ trong nước thì những người đàn ông Trung Quốc phải bỏ ra hàng triệu NDT cùng với nhiều yêu cầu khắt khe thì để lấy vợ Việt Nam họ chỉ mất một món tiền nhỏ và chả cần điều kiện gì cũng có được cô dâu như ý muốn.

Việc những người đàn ông Trung Quốc sang Việt Nam kiếm vợ ngày một trở nên phổ biến. Với số tiền bỏ ra chỉ từ vài chục nghìn tới một trăm nghìn NDT là những người đàn ông này nghiễm nhiên sở hữu một cô vợ có ngoại hình khá xinh đẹp lại ngoan hiền. Những cô gái tới từ những vùng quê nghèo được những người mai mối tuyển chọn được dẫn đến xem mặt và thi tuyển với những phần thi không mấy dễ nhìn để được làm vợ những người đàn ông Trung Quốc.

Những cô dâu Việt Nam được chọn làm vợ đàn ông Trung Quốc.
Những cô dâu Việt Nam được chọn làm vợ đàn ông Trung Quốc.


Những cô gái được đưa tới gặp những người "chồng" tương lai của mình và được xếp hàng để họ chọn. Thậm chí, nhiều màn chọn vợ, các cô gái Việt Nam còn phải cởi bỏ quần áo để cho những người ngoại quốc lựa chọn. Ấy vậy mà, các cô gái đó với mong muốn đổi đời của cả gia đình cũng đa phần lấy phải những người đàn ông nghèo khó không đủ tiền cưới vợ trong nước nên phải ra nước ngoài. Cuộc sống sau hôn nhân cũng chả mấy dễ chịu khi với thân phận "vợ mua" họ phải chịu biết bao đắng cay, ngược đãi và tủi nhục nơi xứ người.Theo nhiều nguồn tìn, chỉ việc bỏ ra khoảng 3000 đến 10.000 NDT (khoảng từ 10 triệu đến 33 triệu) để kết hôn và tổ chức lễ cưới, con số chỉ bằng 1/100 số tiền để có vợ trong nước là những người đàn ông Trung Quốc đã có một cô vợ Việt Nam ưng ý.

Không chỉ chọn vợ bằng hình thức qua Việt Nam tuyển mà nhiều người đàn ông còn bỏ tiền ra mua những cô gái bị lừa bán qua biên giới về làm vợ. Những cô gái thôn quê hay vùng sơn cước bị mờ mắt trước viễn cảnh cuộc sống xa hoa nơi đô thị mà không biết mình bị những tú bà, tú ông lừa bán qua biên giới làm vợ, làm giá mại dâm. Những phi vụ thành công thì cái giá của một cô gái cũng không mấy khi vượt được con số 10.000 NDT (dưới 33 triệu).

Người Việt sẽ lại càng xót xa hơn khi đặt những con số về giá tiền mua trinh  của một số cô gái Việt Nam với mức giá chỉ 3.000 USD. Thông tin này được tờ The New Paper của Singapore đăng tải. Quảng cáo này xuất hiện trang mạng Craigslist ở Singapore, cho biết khách hàng có thể chọn các cô gái ngay tại sân bay hay tại những nơi mà họ đặt trước. Mức giá tối thiểu là 3.000 USD/7 ngày và có thể lên đến 6.000 USD/28 ngày.

Trang web cũng đưa ra chuyên mục giải đáp các câu hỏi thường gặp, trong đó có "tại sao phải mua trinh tối thiểu 7 ngày?" và liệu số tiền hàng nghìn đô trên đã bao gồm tiền vé máy bay và chi phí khách sạn cho các "trinh nữ" hay chưa. Kinh nghiệm xử lý những tình huống có thể xảy ra trong khi quan hệ với các "trinh nữ" cũng được chia sẻ.

Trang web thậm chí còn hướng dẫn cụ thể loại phòng khách sạn nào đã được bao gồm trong giá bán, và cho hay vị khách nào có nhu cầu đặt phòng loại sang thì phải tốn thêm tiền phí. Trang web sẽ giảm 500 USD cho khách hàng nào mua trinh tại nhà riêng.

Giám đốc điều hành Hiệp hội Phụ nữ Hành động và Nghiên cứu Corinna Lim cảnh báo rằng "kể cả khi các cô gái đã qua tuổi vị thành niên và đồng ý tham gia dịch vụ này thì mức giá đưa ra vẫn cho thấy họ đang bị lạm dụng".

"Giá 3.000 USD bao gồm tiền phòng, vé máy bay, phí môi giới, có nghĩa là một cô gái thu về nhiều nhất cũng chỉ vài trăm USD", bà Lim nói. "Những cô gái chấp nhận rao bán trinh tiết vì họ quá nghèo và kẻ xấu lợi dụng hoàn cảnh của họ đã kiếm lời nhanh chóng".

Quả thật, kể cả khi chưa trừ rất nhiều các chi phí được cho là đã bao gồm như phòng, vé máy bay, phí môi giới, mức giá hơn 400 USD/ngày là quá rẻ với một trinh nữ. Cùng là phụ nữ, ngoại hình cũng ưa nhìn tương tự nhau vậy mà mức giá để lấy vợ Trung Quốc lại quá chênh lệch so với việc lấy vợ Việt, và điều này quả thật là vô cùng xót xa.

  • An An (Tổng hợp từ VNE, Phunutoday)

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Tin nên đọc