Cô gái hình xăm đau đớn kể về lần đầu bà chủ bắt đi khách

11:12, Thứ năm 15/12/2011

( PHUNUTODAY ) - Vì muốn đỡ đần cùng mẹ nuôi các em nhỏ trong hoàn cảnh khó khăn, cô gái Nguyễn Thị G (SN 1991, ở Nghệ An) đã phải nghỉ học sớm, đi vào TP. Vũng Tàu kiếm việc làm với sự hồn nhiên, yêu đời của lửa tuổi 17.

(Phunutoday) - Vì muốn đỡ đần cùng mẹ nuôi các em nhỏ trong hoàn cảnh khó khăn, cô gái Nguyễn Thị G (SN 1991, ở Nghệ An) đã phải nghỉ học sớm, đi vào TP. Vũng Tàu kiếm việc làm với sự hồn nhiên, yêu đời của lửa tuổi 17. Như bao cô gái quê khác, G gia nhập vào đời sống đô thị bằng sự chất phác, thật thà. Song, thật oái oăm cho số phận của mình, ở nơi thành phố du lịch Vũng Tàu, G đã bị bà chủ từng bước dẫn đến cảnh sống “địa ngục” trần gian.
[links()]
 

"Dì xem G như con cái trong nhà"

Cái tuổi 17 đầy hồn nhiên và ước mơ đã chấm dứt đối với G, một cô gái quê mới lớn, khi cô đặt chân đến thành phố du lịch Vũng Tàu, vì kế sinh nhai vào tháng 3 năm 2008. Sự bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm sống nơi chốn thị thành là những cảm giác đầu tiên của G trong những ngày đầu.

Khi G được ông bà chủ Phạm Thế Ph và Nguyễn Thị Trâm A, trú tại 18 Phạm Văn Nghị, phường Thắng Nhất, TP. Vũng Tàu nhận vào làm việc, G cảm thấy mình đã gặp được chốn nương thân đáng tin cậy nơi đất khách quê người, vì trong thời gian G đứng bán hàng tạp hóa và sim, card điện thoại di động, bà chủ Trâm A luôn quan tâm, chăm sóc.

Mỗi khi gặp G, bà chủ này luôn miệng bảo rằng: “Dì xem G như con cái trong nhà”. Chính vì thế, với một cô gái mới lớn phải sống xa quê hơn 1 ngàn km, trong cảnh cô đơn, G lại gặp được sự đối xử đầy lòng “nhân từ” của bà chủ, G rất sung sướng và hoàn toàn đặt niềm tin vào ông bà chủ.

Hiện tại G đã thoát khỏi vòng “kim cô” bà chủ Trâm A

 

Theo G, câu nói: “Dì xem G như con cái trong nhà”, bà chủ Trâm A không chỉ nói với một mình G. Trái lại, mỗi khi bà ấy nói chuyện điện thoại với người nhà của G ở quê,  hay có lần vợ chồng ông bà chủ ra thăm nhà G, bà ấy luôn miệng nói với mọi người câu đó.

Trước sự ân cấn kết hợp với những câu nói đường mật của bà chủ, không chỉ có chắc bản thân G, mà mọi người nhà của G đều tưởng bà chủ thật sự yêu thương G.

Ngày G trở về quê trong cảnh tay trắng tay cùng với nỗi đau thể xác lẫn tinh thần thì cả gia đình, anh em, họ hàng của G mới chua xót biết được “niềm tin” của họ đã đặt nhầm chỗ. Nhìn thấy G trở về nhà với hình ảnh: Đầu trọc lóc, trên mặt và vùng ngực bị xăm những con “quái vật”, tất cả mọi người dấy lên nỗi đau khôn tả. Nỗi đau ấy dường như được nhân lên gấp bội khi họ được nghe G kể lại quãng đời G phải sống trong cảnh “địa ngục” ở nơi xa xứ.

Trước nỗi đâu khôn xiết ấy, người mẹ của G, một người phụ nữ nông thôn với thân hình xanh xao, gầy guộc đã nghẹn giọng: “Nhìn con gái bị như vậy, tôi thật sự đau xót. Thương con bao nhiều, tôi càng căm phẫn đối với những người đã làm hại con tôi ra nông nỗi này. Càng căm phẫn họ, tôi lại càng tủi nhục cho số phận và hoàn cảnh khó khăn của mình. Vì chồng mất sớm, một mình tôi phải lăn lộn trên cánh đồng chiêm trũng để sản xuất, tạo nguồn sống cho cả gia đình.

Lúc G đi vào TP. Vũng Tàu làm thuê, đứa con út của tôi chỉ mới được mấy tháng tuổi. Thật tội nghiệp cho con gái của tôi, nó đã phải nghỉ học sớm vì hoàn cảnh khó khăn, để rồi bản thân nó lại phải gánh chịu nỗi khổ đau. Lúc G trở về trong tình cảnh đớn đau, gia đình và anh em đã phải giấu kín chuyện, vì sợ sự dị nghị của làng xóm.

Những ngày đó, tôi chỉ biết quanh quẩn ở trong nhà, không dám đi ra đường. May thay, khi dân làng biết chuyện, họ lại chung lòng chia sẻ, động viên, giúp đỡ gia đình tôi. Nhờ sự đoàn kết của dân làng, gia đình tôi đã mạnh dạn khuyên G nên làm đơn trình báo sự với các cơ quan chức năng”.

Qua tâm sự với G, chúng tôi thật sự cảm động trước những ước mơ thật giản dị cho cuộc đời mình. G nói: “Như bao cô gái thôn quê, sau khi nghỉ học, em chỉ mong ao tìm được một công việc nào đó để làm có tiền góp vào cùng mẹ nuôi các em còn nhỏ. Sau đó, khi các em khôn lớn, bản thân sẽ làm để gom góp một ít vốn rồi xây dựng gia đình”.

 Người thân luôn chia sẻ, cảm thông với nỗi đau thân xác lẫn tinh thần của G

Nghe được câu chuyện bi ai của G kể lại, một số anh em, họ hàng của G ấm ức nói với chúng tôi: “Với “chiêu bài” ân cần, quan tâm, chăm sóc và xem G như con, bà chủ Trâm A đã xây dựng được một bức bình phong tạo lập niềm tin cho người thân ở quê, để cho bà ấy dễ dàng trong hành trình đưa G vào cảnh sống phù du.
 

Làm gái karaoke

Theo lời G kể: Thời gian đứng bán hàng tập hóa, G rất tin tưởng bà chủ và cảm động trước những tình cảm mà bà ấy dành cho mình. Sau một thời gian, thỉnh thoảng thấy bà ấy bảo: “Thiếu nhân viên, con sang phòng karaoke “tiếp” khách giúp, vì tin tưởng, G đã làm theo”.

Thế rồi, ngày một tăng dần, bà ấy cứ gọi tôi sang để phục vụ khách. Có đêm, G phải phục vụ bia, rượu cho khách suốt thâu canh. Tuy vậy, khi khách “bo” tiền, G đều phải nộp lại cho bà ấy”.

Trong câu chuyện G kể, bà chủ chưa cho G dừng lại ở chỗ tiếp khách hát karoke tại phòng. Trái lại, bà chủ còn “dụ” G đi vào cảnh sống “phù du”.

G nhớ lại: “Lần đầu tiên, bà ấy bảo G đi đến chỗ hẹn để tiếp khách. Ban đầu, G cứ tưởng rằng, bà ấy bảo mình đến chỗ hẹn để ngồi phục vụ bia, rượu cho khách, nào ngờ…. “. Qua lần đó, tôi biết “vị khách” ấy đã đưa 20 triệu nhưng đều nằm trong túi bà chủ.

Từ đó, bản thân tôi và một vài nhân viên khác cứ phải đi đến chỗ hẹn để tiếp khách mỗi khi khách có yêu cầu với bà chủ. Biết mình phải bắt đầu sống cảnh “mua vui” cho khách làng chơi, tôi rất đau khổ, muốn rút chân ra khỏi chốn ấy, nhưng bà chủ cứ đe dọa: “Nếu không nghe lời, bà ấy sẽ tung tin xấu về nhà. Nghe vậy, tôi rất sợ hãi nên đành cắn răng làm theo những gì bà ấy bảo. Thế rồi, lời đe dọa tung tin xấu về quê của bà ấy đã trở thành như một vòng kim cô siết chặt bản thân trong chốn bụi bặm” – G cho biết.

Được biết, bà Trâm A cũng là người con gái quê Nghệ An đã vào TP. Vũng Tàu lập nghiệp. Để tạo lập cuộc sống, vợ chồng bà Trâm A đã thuê nhà tại số 1 Lê Quang Định, phường Thắng Nhất, TP. Vũng Tàu để làm nơi kinh doanh.

Sau đó, bà đã tuyển dụng một số cô gái trẻ cùng quê Nghệ An để tiện bề cho việc kinh doanh dịch vụ karaoke của mình. Tuy nhiên, khoảng 5/2011, khi biết được ở quê của G biết việc thuê nhân viên phục vụ công việc kinh doanh karaoke… ôm của mình, bà ấy đã bàn với chồng dẹp bỏ dịch vụ này.

Trước nỗi đau của mình, G nói: “Ban đầu, tôi cứ tưởng rằng, bà ấy cũng là người Nghệ An nên mới đối xử tốt với mình như thế. Nào ngờ, sau khi tôi bị đưa vào đời sống tủi nhục, tôi mới hiểu cách đối xử tốt với tôi trước đây của bà ấy. Và, lúc này tôi mới thật sự sợ bà ấy”.

Sau khi báo chí phản ánh sự việc, cơ quan CSĐT Công an TP. Vũng Tàu đã nhận được đơn tố cáo của G. Hiện tại, vụ việc đang được cơ quan CSĐT Công an TP. Vũng Tàu phối kết hợp với cơ quan CSĐT Công an huyện Nghi Lộc (Nghệ An) rốt ráo xác minh.

Trong hai ngày 12, 13/12/2011, cơ quan CSĐT Công an TP. Vũng Tàu đã triệu tập vợ chồng bà Trâm A, nhân viên giúp việc tên Hương và chủ tiệm xăm đến làm việc. Được ủy thác, vào chiều ngày 13/12/2011, Cơ quan CSĐT huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã cử điều tra viên làm việc với G để lấy lời khai.

Toàn bộ lời khai của G đã được Cơ quan CSĐT Công an huyện Nghi Lộc gửi vào cho cơ quan CSĐT Công an TP. Vũng Tàu. Đến chiều nay (14/11/2011), theo tin gia đình G cho biết: 2 điều tra viên của cơ quan CSĐT Công an Vùng Tàu đã về Nghệ An làm việc với G.

  • Bùi Trung – Mạnh Cường
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc