“Vi khuẩn ăn thịt người” là gì?
Theo chuyên gia về bệnh ký sinh trùng, tiến sĩ - bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM, “vi khuẩn ăn thịt người” hay “vi khuẩn ăn mô” là cách gọi nôm na của loại vi khuẩn Aeromonas hydrophila có khả năng sinh ra nội độc tố, gây tán huyết và gây độc tế bào.
Vi khuẩn này cư trú ở môi trường nước, phân bố khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, có thể tìm thấy vi khuẩn này trong nước ao hồ, sông ngòi tự nhiên, trong đất ẩm và cả ngay trong nước uống (khoảng 1-27%). Mặt khác, vi khuẩn cũng có thể sống trong cơ thể các loài động vật, cá, các loại thủy sản nước ngọt.
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), Donovanosis là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do vi khuẩn Klebsiella granulomatis gây ra. Nó tương đối hiếm gặp ở phương Tây mà phổ biến hơn tại một số nước nhiệt đới như Ấn Độ, Papua New Guinea, Caribbean, miền trung Australia và Nam Phi.
Giai đoạn đầu, bộ phận sinh dục bị nhiễm vi khuẩn sẽ xuất hiện các vết loét nhỏ không gây đau. Dần dần, các vết loét nhỏ này lớn lên và hình thành những vết sưng đỏ dễ chảy máu. Donovanosis có thể phá hủy mô sinh dục và làm cho da xung quanh khu vực này nhạt màu đi.
"Căn bệnh gây tổn thương và phân hủy da vì thịt của bệnh nhân sẽ tự ăn mòn", dược sĩ Shamir Patel từ hệ thống nhà thuốc trực tuyến Chemist-4-U (Anh) cho biết. Ở các giai đoạn sau, triệu chứng của Donovanosis tương đối giống các bệnh ung thư bộ phận sinh dục.
Donovanosis chủ yếu lây lan do quan hệ tình dục. Dấu hiệu mắc bệnh xuất hiện từ một đến mười hai tuần kể từ khi tiếp xúc với vi khuẩn.
Phương pháp điều trị Donovanosis là sử dụng thuốc kháng sinh. Can thiệp sớm làm giảm nguy cơ biến chứng như tổn thương bộ phận sinh dục hoặc để lại sẹo.
Thông tin về nữ bệnh nhân này chỉ được công bố sau khi Chemist-4-U gửi đơn yêu cầu các bệnh viện Anh tuân thủ Luật Tự do thông tin về bệnh STD. Hiện chưa rõ cô gái đã được chữa trị như thế nào và có gặp biến chứng gì hay không.
Ở Việt Nam, căn bệnh này cũng đã từng xuất hiện
Vào tháng 4/2013, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã từng tiếp nhận một nam bệnh nhân 40 tuổi (ở Tiền Hải, Thái Bình) trong tình trạng sốc nặng, viêm hoại tử khắp cánh tay trái. Nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người".
Trong 2 năm (2010 - 2011), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đã ghi nhận hơn 10 trường hợp bị “vi khuẩn ăn thịt người” nhập viện tại đây. Trong đó, chỉ có 3 ca được cứu sống, 7 ca còn lại đều tử vong.
Việc điều trị bệnh này không khó nếu phát hiện sớm và sử dụng kháng sinh đặc hiệu. Khi bệnh nhân đến muộn sẽ xuất hiện nhiều biến chứng như hoại tử ở mô mềm, nhiễm trùng huyết, suy đa cơ quan thì rất khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao.