Cô giáo gốc Việt có đủ thức tỉnh lòng người vô cảm?

( PHUNUTODAY ) - Cảm động trước hành động dũng cảm của Jennifer, cộng đồng mạng lập ra trang Praying for Jennifer Doan trên Facebook để kêu gọi mọi người cầu nguyện cho cô nhanh chóng bình phục.

Trong những tiếng kêu gầm rú của lốc xoáy và tiếng ầm ầm của đổ nát, bóng tối, trước nỗi sợ hãi của những học trò, trái tim cô luôn mách bảo phải cố hết sức bảo vệ những đứa trẻ tội nghiệp kia. Lòng dũng cảm của cô có đủ thức tỉnh trái tim vô cảm của nhiều người Việt Nam?

[links()]

Câu chuyện về cô giáo gốc Việt dũng cảm Jennifer Doan, người lấy thân mình che chắn cho hai học trò trong đống đổ nát tại Trường tiểu học Plaza Towers, ở Moore, bắt đầu lan truyền rộng khắp thành phố Oklahoma, Mỹ.

Những người cứu hộ đã tìm thấy cô trong đống đổ nát hoang tàn của trận lốc vừa đi qa. Điều thần kỳ trong cánh tay của người phụ nữ đầy vết trầy xước vẫn còn ôm che chắn cho hai đứa trẻ.

Theo như lời cô Jennifer Doan kể với phóng viên CBS News bằng giọng nói đứt quãng: “Tôi bảo các em ấy ngồi xuống, không có ánh sáng lúc ấy và các em rất sợ hãi. Tôi dùng cánh tay che chở cho những học sinh đứng kế bên". Hiện cô giáo anh hùng đang nằm trên giường bệnh vết thương như xương ức, xương sống bị nứt và chi chít vết trầy xước.

Cô Jennifer Doan khi được các các cứu hộ tìm thấy
Cô Jennifer Doan khi được các các cứu hộ tìm thấy


Jennifer nói cô thật sự không nhớ cô và bọn trẻ đã ở bên dưới đống đổ nát bao lâu, chỉ nhớ một ai đó đến và đào bới phía trên đầu cô rồi sau đó chìa tay kéo cô lên.

Chị Kelly Tran, một cư dân gốc Việt ở Oklahoma, trả lời Tuổi Trẻ Online qua điện thoại rằng việc cô giáo Jennifer Doan có thể sống sót và vẫn giữ được tinh thần để che chở cho học sinh của mình là một việc thần kỳ.

Cảm động trước hành động dũng cảm của Jennifer, cộng đồng mạng lập ra trang Praying for Jennifer Doan trên Facebook để kêu gọi mọi người cầu nguyện cho cô nhanh chóng bình phục.

Cánh tay nhỏ bé của cô Jennifer đã cứu sống hai em học sinh, mặc dù số người thiệt mạng trong cơn lốc xoáy ngày 20/5 là 24 người nhưng hành động của cô giáo này sẽ được người dân thành phí Oklahoma nhớ mãi.

Cũng trong trận lốc xoáy hung hãn này, ở một ngôi trường tiểu học khác thuộc thành phố Oklahoma, một cô giáo khác cũng dũng cảm lấy thân mình chắn cho 6 em học sinh khỏi phải chịu ảnh hưởng của tai họa thiên nhiên khủng khiếp.

Còn nhớ, trong buổi sáng lạnh lẽo và ảm đạm của ngày 14/12/2012, tên sát nhân có tên Adam Lanza, 20 tuổi đã chĩa nòng súng vào 600 học sinh của trường tiểu học Sandy Hook ở bang Connecticut của Mỹ làm ít nhất 28 người, trong đó có 18 trẻ em.

Cộng đồng mạng cảm ơn và cầu chúc cho người anh hùng này mau bình phục
Cộng đồng mạng cảm ơn và cầu chúc cho người anh hùng này mau bình phục


Có 3 giáo viên ở trường dũng cảm lấy thân mình che chở và bảo vệ cho các học sinh nhỏ bé trước họng súng của tên giết người cuồng loạn và họ đã ra đi mãi mãi. Đó là Hiệu trưởng Hochsprung, 47 tuổi; cô Sherlach và cô  giáo trẻ Soto, 27 tuổi.

Câu chuyện về những người giáo viên anh hùng ở nước Mỹ là tiếng chuông cảnh tỉnh về lòng dũng cảm, trái tim yêu thương của người Việt dành cho nhau. Đọc những bài viết này, nhiều người Việt chắc sẽ cảm thấy hổ thẹn khi người Việt cùng nguồn gốc từ bọc trăm trứng đang bị vô cảm hóa.

Những câu chuyện vô cảm trong cuộc sống hàng ngày đang diễn ra với mật độ dày đặc. Còn nhớ  trường hợp của anh Nguyễn Văn Phương 21 tuổi ở Tiền Giang, ngày 20/5/2012, trên đường tỉnh lộ 43, hai xe máy lao vào nhau, nạn nhân văng ra đường nằm bất động, người dân hai bên đường ùa vào xem còn nạn nhân Phương vẫn nằm tại hiện trường.

Gần nửa tiếng sau, anh Phương mới được một ông lão chạy xe ba gác đưa vào cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Hoàn Hảo trong tình trạng mất máu nghiêm trọng, nứt hộp sọ do bị va đập mạnh, từ đó đến nay anh bị liệt nửa người không thể đi lại được. Giá như những người đi đường kia nhìn thấy anh đừng bỏ ngỏ mà đưa anh vào viện ngay thì có thể anh đã không phải chịu cảnh đau buồn đó.

Mặc dù các bác sĩ cảnh báo việc cứu người chậm một phút cũng có thể khiến nạn nhân mất mạng, thế nhưng hàng ngày ngoài đường người ta vẫn nhìn thấy nạn nhân bị tai nạn nằm giữa đường còn người qua đường chỉ đứng nìn rồi chỉ trỏ. Thậm chí, nhiều trường hợp, không cứu nạn nhân còn cướp tài sản của nạn nhân.

Còn người Việt thì hay đững xem hơn là vào cứu người
Nhiều người Việt thích đứng xem tai nạn hơn là vào cứu người


Theo quy định pháp luật, một người có đủ điều kiện để cứu giúp người bị nạn trong tình trạng nguy hiểm tính mạng nhưng bỏ mặc có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng nhiều người Việt vẫn không sợ pháp luật vì họ có nhiều cách để trốn tránh trách nhiệm của mình. Cái mà người ta vẫn gọi là hèn nhát, sợ trách nhiệm.

Người đi đường thì họ sợ trách nhiệm, họ sợ bị vạ lây nếu cứu người. Họ thầm nghĩ trong bụng và chuyển lời thì thầm đó đến nạn nhân “hãy thông cảm cho tôi”. Ngoài đường người đông là vậy và họ nghĩ đây không phải việc của mình. Thế nhưng, hàng xóm láng giềng với nhau họ cũng đang bị vô cảm. Những chuyện côn đồ vào nhà hành hung khi nạn nhân kêu cứu thì hàng xóm chỉ đứng xem hoặc đóng cửa vì sợ “không phải đầu cũng phải tai”.

Sự việc của gia đình anh Đặng Trần Thi (SN 1986, trú tại thôn Trung Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội), khi bị một nhóm người mang theo 4 khẩu súng, dao, kiếm đến bắn vào cửa, rồi xông vào nhà, dùng súng bắn, dùng dao chém và đánh bà Nguyễn Thị Liên là mẹ đẻ của anh Thi. Ngay sau khi tỉnh lại trên giường bệnh, bà Liên nghẹn ngào kể lại câu chuyện gia đình bị hành hung. Trong tiếng nấc của bà người ta càng ám ảnh hơn khi bà nhắc tới hai từ hàng xóm. Đã là hàng xóm thì tối lửa tắt đèn có nhau nhưng khi gia đình bà kêu cứu, hàng xóm vẫn im lặng, bịt mắt, bưng tai như không có chuyện gì xảy ra.

Thờ ơ, không ngó ngàng đến việc của người khác đang trở thành một mốt sống mà người ta cho rằng đó là hiện đại, đó là bảo vệ quyền riêng tư của người khác. Thực tế, đó chỉ là bao biện cho lòng vô cảm của một thế hệ hiện đại.
 

  • Khánh Ngọc
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn