Gặp chị Bùi Thị May (Phố Nối, Hưng Yên) đang chờ khám cùng với người chồng tại phòng khám nam khoa phố Phủ Doãn, Hà Nội. Chị May e dè, lí nhí nói: "Ngại vào trong bệnh viện khám vì xấu hổ nên chị được người ta giới thiệu đến phòng khám này. Bác sĩ ở đây cũng toàn bác sĩ có tiếng nên yên tâm lắm". Nói rồi, chúng tôi nghe bác sĩ kể về trường hợp của chị May.
Hai vợ chồng chị làm nghề bán bánh cuốn ở Trâu Quỳ, Hà Nội. Nhờ có cửa hàng bánh cuốn mà anh chị nuôi được hai đứa con ăn học tử tế. Cậu con trai lớn sinh năm 1988 học xong Đại học Công nghiệp Hà Nội đã đi làm với mức lương khoảng 8 triệu đồng/tháng. Chồng chị May vốn là người đàn ông trăng hoa lại nghiện rượu. Ở làng, chị nhiều lần phải muối mặt đi xin lỗi người ta vì chồng thích chọc ghẹo những phụ nữ khác. Thoát khỏi cảnh làng quê, chị lên thị trấn Trâu Quỳ thuê cửa hàng bán bánh. Biết tính chồng, chị muốn giữ cũng khó.
Chuyện chồng chị đi ra ngoài "bóc bánh trả tiền" là bình thường. "Mình có chân cũng chẳng theo được chồng đâu. Thôi thì kệ nếu làm quá gia đình không còn yên ấm. Chị chỉ cần giữ chồng ở trong nhà còn ra ngoài chị để anh thoải mái hơn" - chị tâm sự.
Ảnh minh họa |
Gần đây, chồng chị chuyển hẳn sang nội thành thuê nhà ở với con trai và giao hàng thực phẩm cho siêu thị. "Ở cùng con trai, chị cứ nghĩ chồng sẽ thay đổi vì con lớn rồi, anh ấy sẽ biết ngại với con cái. Nào ngờ, bố con bằng vai phải lứa, chén chú, chén anh. Tàn cuộc nhậu, bố con lại rủ nhau đi ca hai, ca ba. Nhà dột từ nóc rồi cô ơi" - chị vừa nói vừa lau khóe mắt.
Cách đây hai tháng, chị May rơi vào cảnh không biết là con hay là cháu. Một cô gái bán hoa quả tới tìm và cho biết cô ấy đã có thai với chồng của chị. Nhưng khi chị hỏi chồng thì anh ta lại nói "không biết là của ai vì cô gái này như một quà miễn phí hai bố con sử dụng chung". Theo như lời chồng chị May nói: cô gái làm nghề bán hoa quả, buổi tối bán trà đá ở Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy. Trọ gần dãy nhà chồng con chị May thuê. Cô gái hơn con trai chị 3 tuổi. Thi thoảng vẫn gọi con chị xuống "tâm sự". Người con thật thà về khoe với bố có "của lạ" mình có được. Thế là, hai bố con bảo nhau dùng chung "hàng khuyến mại".
Nghe chị nói, ai cũng thấy xót xa. Nỗi đau tưởng như thế là quá đủ thì chị nhận được thông báo bác sĩ "riêng" của chồng gọi chị đến khám bệnh hoa liễu. Nghe tên bệnh, chị suy sụp hoàn toàn vì "từ trước tới nay chỉ nghe người ta nói qua qua chứ có ai biết mình bị bệnh".
Theo bác sĩ, chồng và con trai chị có triệu chứng giống nhau. Khi đến khám thì những ổ sùi mào gà của hai bố con đã xuống đến bìu. Các bác sĩ gọi chị đến khám để hợp tác cùng chữa bệnh. Chị cũng có các triệu chứng của sùi mào gà nhưng các ổ sùi mụn còn nhỏ. Lúc đó, chị nghĩ do sắp mãn kinh nên gây ngứa mà không biết mình đã bị mắc bệnh hoa liễu từ chồng. Đau đớn hơn là cả con trai của chị cũng mang bệnh cùng bố mẹ.
Không dám nghĩ đến nguồn bệnh mang đến cho ba người trong nhà là cô gái kia. Chị May chỉ thở dài và nói đi nói lại câu nói "nhà dột từ nóc".
Chị dằn vặt chồng thì anh ta lại đổ lỗi cho người con trai đã khiến bố "hư", còn con trai của chị thì đổ vấy rằng "hàng miễn phí nên kệ hai bố con cùng hưởng".
Sau một tháng đi vào phòng khám điều trị, bệnh của con trai chị đã đỡ và phải tia laser nhiều lần. Còn chồng chị vì không kiêng được nên vùng bị sùi vẫn sùi ra mụn mới. Nghĩ về hoàn cảnh của mình, người phụ nữ bất hạnh chỉ thở dài "con dại cái mang, chồng hư tại vợ". Nếu chị kiên quyết không đổ lỗi tại tính anh trăng hoa thì anh sẽ nghiêm túc hơn và con anh cũng không học bố mà đua đòi.